Khó xử lý tội phạm do luật bất cập

(SGGP).- Lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM, Viện KSND, TAND TPHCM đã cùng nêu ý kiến như trên tại buổi làm việc với Đoàn giám sát Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XIII về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử vào ngày 10-7.

(SGGP).- Lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM, Viện KSND, TAND TPHCM đã cùng nêu ý kiến như trên tại buổi làm việc với Đoàn giám sát Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XIII về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử vào ngày 10-7.

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM dẫn chứng: đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trong trường hợp không xác định được người mượn nợ có dấu hiệu bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền đã vay mượn thì cơ quan điều tra không thể khởi tố vụ án. Thậm chí, dù một người đã rời khỏi nơi cư trú nhưng do Luật Cư trú không yêu cầu phải đăng ký tạm vắng, đồng thời tại nơi ở mới người đó thực hiện đầy đủ quyền công dân thì khó xác định họ có dấu hiệu bỏ trốn hay không.

Một khó khăn khác, theo bà Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Viện trưởng Viện KSND TPHCM là các cơ quan tiến hành tố tụng gặp lúng túng, khó thống nhất trong quá trình xử lý các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế do hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về định lượng thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn…

Cũng vướng mắc về vấn đề định lượng nên theo báo cáo của ông Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án TAND TPHCM, việc xét xử về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hoặc tội phạm về môi trường gặp khó khăn.

A.CHÂN

Tin cùng chuyên mục