Không có giải pháp chung

Không có một phương pháp nào phù hợp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững cho một châu Á đang phát triển và mỗi nền kinh tế châu Á cần phải tìm đường phát triển phù hợp nhất cho riêng mình. Trong bài nhận định mới đây với nhan đề Asia’s Economic Transformation: Where to, How and How Fast (tạm dịch: Chuyển đổi kinh tế châu Á: Đến đâu, như thế nào và thần tốc ra sao). Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng khu vực này đã có sự phát triển thần tốc trong 50 năm qua, nhưng sự tăng trưởng này đã không đồng đều.

Không có một phương pháp nào phù hợp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững cho một châu Á đang phát triển và mỗi nền kinh tế châu Á cần phải tìm đường phát triển phù hợp nhất cho riêng mình. Trong bài nhận định mới đây với nhan đề Asia’s Economic Transformation: Where to, How and How Fast (tạm dịch: Chuyển đổi kinh tế châu Á: Đến đâu, như thế nào và thần tốc ra sao). Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng khu vực này đã có sự phát triển thần tốc trong 50 năm qua, nhưng sự tăng trưởng này đã không đồng đều.

Các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore đã chuyển đổi để trở thành các nền kinh tế công nghiệp hiện đại và dịch vụ. Tuy nhiên, các nền kinh tế khác trong khu vực còn lại rất nghèo nàn. Một số nền kinh tế châu Á dường như đã không công nghiệp hóa đầy đủ và thậm chí còn yếu kém ngay cả ở khâu cung ứng. Trong một cuộc họp báo mới đây, chuyên gia kinh tế Jesus Felipe, cố vấn kinh tế trưởng của bộ phận Nghiên cứu kinh tế của ADB, nhận định “không dễ dàng để thảo luận về sự khác biệt lớn giữa nhiều nền kinh tế trong nền kinh tế khu vực nói chung. Các nước châu Á sẽ phải cảm thấy rất khó khăn để công nghiệp hóa trong những thập kỷ tới bởi vì thế giới ngày nay rất khác biệt. Các nền kinh tế ở đảo quốc Thái Bình Dương sẽ phải trải qua thời kỳ không dễ dàng và có thể chỉ đạt được một số thành tựu thuộc lĩnh vực dịch vụ.

Theo ADB, các nền kinh tế châu Á khác nhau có thể theo đuổi con đường riêng khác nhau. Ở những nước, nơi mà lĩnh vực nông nghiệp sử dụng một phần lớn lực lượng lao động quốc gia như Bangladesh, Pakistan và Thái Lan thì cần phát triển các ngành công nghiệp. Trung Quốc và Ấn Độ cần đầu tư nhiều hơn vào khoa học và kỹ thuật, hướng nỗ lực của họ tới đổi mới, cải tiến chứ không chỉ tạo ra hàng hóa có phiên bản giá rẻ đang tràn ngập thị trường. Philippines có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình bằng cách tăng cường cơ sở công nghiệp để bổ sung cho lĩnh vực dịch vụ đang bùng nổ. Philippines đã thể hiện sự tăng trưởng ngoạn mục trong vài quý vừa qua. Theo các chuyên gia, Philippines nên tiếp tục phát triển thành một cơ sở sản xuất lớn hơn nữa vì đây là cách chắc chắn nhất để tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo. Đối với những nền kinh tế thu nhập thấp như Campuchia, Lào và Nepal có thể hưởng lợi nhờ lợi thế so sánh từ các hoạt động tập trung vào lực lượng lao động. Kazakhstan giàu tài nguyên thiên nhiên thì lại cần phải quản lý các nguồn tài nguyên tốt và suy nghĩ thêm về sự đa dạng hóa.

Mặc dù các lộ trình tìm kiếm sự tăng trưởng ở mỗi nước cần phải khác nhau, nhưng các nền kinh tế châu Á nên học ba bài học quan trọng từ sự tăng trưởng thần tốc của Đông Á. Các nền kinh tế mới nổi không được bỏ qua nông nghiệp. Đây là nơi sự phát triển bắt đầu. Thứ hai, lĩnh vực nông nghiệp cần được công nghiệp hóa để phát triển các ngành công nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và cung cấp việc làm với thu nhập cao, giúp giảm đói nghèo. Cuối cùng và rất quan trọng là phải phát triển lĩnh vực sản xuất vì công nghiệp hóa là gần như là cần thiết đối với một nền kinh tế đạt được mức thu nhập cao. Không một quốc gia nào có mức thu nhập bình quân cao mà các lĩnh vực sản xuất không chiếm ít nhất 18% trong tổng số việc làm cả nước.

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục