
“Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”- khoa học đã khẳng định điều này. Thế nhưng trong không ít trường hợp, bà mẹ cũng cần sự trợ giúp của các loại sữa khác trong quá trình nuôi con. Trong một “rừng” sữa với cơ man lời quảng cáo “có cánh”, nhiều bà mẹ như lạc giữa “mê hồn trận”, không biết nên chọn cho con loại sữa nào…
Đừng “thỏa hiệp” với con!

Chị Xuân, nhà ở quận Tân Bình, cho biết, cứ thấy sữa nào có quảng cáo trên ti vi là chị mua về cho con dùng thử, nhưng “cục cưng” của chị 25 tháng rồi mà cứ đứng mãi ở 10,4 kg!
Còn con chị Hoàng, nhà ở quận 4, lại rất thích các quảng cáo sữa tươi vui nhộn, suốt ngày chỉ đòi uống sữa, không chịu ăn uống gì khác. Chiều con và xót ruột khi thấy con giãy nảy, nhợn ói dù chỉ ăn một muỗng cháo, vợ chồng chị Hoàng tự an ủi: “Sữa là thực phẩm hoàn hảo nhất”, rồi cứ thế cho con uống sữa thay cơm.
Không phải tất cả trẻ em đều giống nhau. Có trẻ rất háu ăn háu uống, nhưng cũng có trẻ rất biếng ăn, uống sữa cũng rất ít. Có trẻ thích ăn hơn thích uống, và ngược lại. Do đó, tùy từng trường hợp, phụ huynh phải biết “linh động”.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu đến bữa trẻ ăn ít, mẹ đừng cố ép, vì điều đó sẽ gây nên tình trạng biếng ăn tâm lý. Đối với trường hợp này, có thể bù thêm sữa hoặc các chế phẩm từ sữa ngay sau bữa ăn.
Có những bà mẹ không còn sự hào hứng khi chế biến thức ăn cho trẻ, bởi lẽ bỏ bao nhiêu công sức nấu những món ngon, món bổ cho con, nhưng con chỉ nhơi nhơi vài ba muỗng, thế là mẹ chán nản, cứ đến bữa pha cho trẻ một bình sữa. Trẻ bú sữa hết bình này đến bình khác, cũng lên cân, nhưng mất dần phản xạ nhai và khó chấp nhận thức ăn khi tới trường. Chỉ nên bù sữa sau mỗi lần trẻ ăn ít, chứ đừng bao giờ thấy trẻ ăn ít quá mà đến bữa thay bằng những bình sữa!
Giá cao nhất chưa phải là sữa tốt nhất
Thị trường sữa hiện nay hết sức phong phú với các nhãn hiệu, tính chất khác nhau, giá cả cũng khác nhau từ vài chục ngàn đồng đến hàng trăm ngàn đồng mỗi hộp. Cần cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn cho trẻ một loại sữa phù hợp với lứa tuổi và khả năng kinh tế của gia đình.
Đọc thật kỹ bao bì (từ nhãn hiệu, tên nhà sản xuất đến thành phần dinh dưỡng, năng lượng sữa cung cấp, hướng dẫn sử dụng…) để xác định loại sữa phù hợp; loại ra những sản phẩm bị lỗi (móp méo, cong vênh…) hoặc có hạn sử dụng cận đát, quá “đát”… khiến chất lượng sữa bên trong bị thay đổi.
Nhiều bà mẹ rất dễ “lung lay” trước lời quảng cáo về các loại sữa “cao cấp”, sữa ngoại… và sẵn sàng chi bộn tiền để “nuôi”… các công ty sữa nước ngoài, trong khi con mình ngày càng suy dinh dưỡng, còi cọc do nhiều nguyên nhân (không thích mùi vị loại sữa đó, biếng ăn mọi thứ vì được “nuôi quá kỹ”. Không loại trừ do mẹ muốn “lấy le” với thiên hạ, cố mua vài hộp sữa đắt tiền, sau đó không dám cho con uống nhiều, sợ… hết (!) nên… pha loãng bớt, không đúng hàm lượng).
Hiện có rất nhiều loại sữa nội với chất lượng không thua kém bất kỳ loại sữa ngoại nào, mà do không biết hoặc do tâm lý, nên bà con mình bỏ qua.
Có thể kể một số nhãn sữa trong nước như: NutiIQ bổ não; NutiVita, NuVi phát triển chiều cao; NutiMum dành cho bà mẹ mang thai, Nuti giúp tăng cân, PediaPlus chống biếng ăn, EnPlus cho người gầy, suy nhược… (Công ty NutiFood) được tạo ra dựa trên rất nhiều nghiên cứu trong cộng đồng với đặc tính phù hợp với nhu cầu về năng lượng cũng như thể chất của người VN. Ngoài ra, còn rất nhiều nhãn sữa VN có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, nhưng chưa được người tiêu dùng ưa chuộng vì lý do tâm lý.
Dù chọn loại sữa nào, mùi vị của loại sữa đó phải được trẻ chấp nhận, yêu thích. Sử dụng một loại sữa trong một thời gian, nếu thấy trẻ tăng cân tốt, không dị ứng, đi tiêu phân tốt thì đó là loại phù hợp với trẻ và nên duy trì. Ở trẻ nhỏ không nên đổi sữa thường xuyên, vì có thể ảnh hưởng đến khẩu vị, khiến trẻ biếng bú hoặc bỏ bú.
Các bà mẹ thường tự ý đổi sữa khi thấy trẻ tăng cân chậm, bú ít, bón, tiêu chảy…Thực ra đó không phải do sữa, mà thường do sai sót trong cách pha chế; cho ăn không đủ số lượng, pha không đúng hàm lượng hoặc trẻ đang bị bệnh khiến trẻ ngày càng sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất sau này. Ngược lại khi mua một loại sữa với giá tiền vừa phải, phù hợp với kinh tế của gia đình, biết pha chế đúng cách, và cố gắng cho bé uống đủ số lượng trong ngày thì bé sẽ tăng trọng tốt.
Cần lưu ý một số nguyên tắc sử dụng sữa (chung cho cả trẻ nhỏ và trẻ lớn): trẻ gầy thì uống sữa béo và trẻ béo thì nên uống sữa gầy (sữa không béo, sữa tách bơ). Riêng với trẻ dưới 2 tuổi dù béo cỡ nào cũng không được dùng sữa gầy do thiếu một số acid béo cần thiết cho sự phát triển tế bào thần kinh và tế bào não.
Với trẻ lớn, nếu không muốn trẻ tăng cân có thể cho trẻ dùng sữa ít béo hay sữa không béo hàng ngày. Trẻ có vấn đề trong tiêu hóa hấp thụ chất béo phải dùng sữa có chất béo chuỗi trung bình MCT (Medium Chain Triglyceride). Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói nhiều; trẻ táo bón kéo dài có thể dùng sữa có bổ sung chất xơ.