Không nên mở rộng diện không chịu thuế giá trị gia tăng

(SGGPO).- Chiều 28-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp này. Theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng được trình Quốc hội xem xét thông qua theo trình tự thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 5.

(SGGPO).- Chiều 28-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp này. Theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng được trình Quốc hội xem xét thông qua theo trình tự thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 5.

Phát biểu về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo nên hạn chế tối đa các loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng. Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) phân tích: “Luật hiện hành có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế; dự thảo giữ nguyên tổng số 25 nhóm, nhưng có sự điều chỉnh đối với 6 nhóm theo hướng tăng thêm loại hàng hóa dịch vụ trong nhóm. Như vậy là chưa phù hợp với chiến lược cải cách thuế đến năm 2020. Trong khi đó, đây là loại thuế đánh vào người mua, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ; nên càng nhiều đối tượng không chịu thuế thì doanh nghiệp càng mất quyền khấu trừ đầu vào và như thế là khó khăn hơn cho đa số doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ chứ không phải hỗ trợ doanh nghiệp”.

Đại biểu Trần Văn Huynh (Kiên Giang) thì kiến nghị cụ thể: “Đề nghị xem xét hạ ngưỡng quy định áp dụng phương pháp khấu trừ (từ 1 tỷ đồng/ năm trở lên) vì với mức doanh thu 1 tỷ đồng/năm thì số lượng các doanh nghiệp thuộc diện áp dụng phương pháp tính trực tiếp là khá lớn; chưa thể hiện được bước tiến bộ hơn trong quản lý, áp dụng thuế giá trị gia tăng vì ở nước ta, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra trong Chiến lược cải cách thuế”.

Ngược lại, theo đại biểu Huynh, trong bối cảnh hiện nay, chưa nên nâng mức tiền thuế đầu vào tối thiểu để được hoàn thuế đối với đầu tư và xuất khẩu từ 200 triệu đồng lên 500 triệu đồng mà nên giữ như hiện hành. 

Cùng hướng tới mục tiêu minh bạch hóa việc tính thuế, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đề nghị dự thảo luật quy định theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nhưng có năng lực quản trị tốt cũng áp dụng phương pháp khấu trừ khi tính thuế giá trị gia tăng.

Với mức thuế được áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) nhận định: “Quy định như dự luật thuế chưa hạn chế được việc xuất khẩu khoáng sản thô ra nước ngoài”. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định rõ hàm lượng chế biến kim loại qua từng khâu, tránh tình trạng doanh nghiệp “lách luật”.

Đại biểu Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) thì đề nghị quy định cụ thể thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng để tránh tình trạng doanh nghiệp cố tình chây ỳ, kéo dài thời gian nộp thuế để hưởng lợi...

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục