Không thể chủ quan

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cả nước tạm thời khống chế dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1. Có thể xem đây là tin vui cho mọi người khi mà hàng năm, thời điểm này vẫn thường xuất hiện. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng. Thời tiết mát lạnh, nhất là các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ đang là mùa đông và rét đậm, ẩm độ cao sẽ làm ảnh hưởng sức đề kháng của gia súc, cùng với việc nuôi tự phát, không qua tiêm phòng là những yếu tố có thể phát sinh dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm.

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cả nước tạm thời khống chế dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1. Có thể xem đây là tin vui cho mọi người khi mà hàng năm, thời điểm này vẫn thường xuất hiện. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng. Thời tiết mát lạnh, nhất là các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ đang là mùa đông và rét đậm, ẩm độ cao sẽ làm ảnh hưởng sức đề kháng của gia súc, cùng với việc nuôi tự phát, không qua tiêm phòng là những yếu tố có thể phát sinh dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm.

Từ cuối năm 2003 đến nay, năm nào cũng xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm gây thiệt hại cho người chăn nuôi, nhưng điều lo ngại hơn là việc lây nhiễm sang còn người, nếu không kịp thời phát hiện có thể dẫn đến tử vong. Bộ NN-PTNT nhận định, việc quản lý tiêm phòng ở các địa phương chưa được chặt chẽ, những năm qua khi dịch bệnh không còn bùng phát và gây hại như những năm đầu mới xuất hiện càng làm không ít lãnh đạo ở địa phương và cả người dân tỏ ra chủ quan hơn.

Việc chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ và kinh doanh gia cầm sống ngày càng tràn lan, ngay cả TPHCM, địa phương đi đầu trong việc tổ chức, sắp sếp lại việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm phải có điều kiện và đã qua giết mổ cũng không thể nào quản nổi nếu chỉ giao cho lực lượng thú y. Một yếu tố lo ngại khác, đó là chưa kiểm soát được nguồn gia cầm nhập lậu.

Những ngày qua thêm 2 trẻ em ở Campuchia, đất nước có đường biên giới tiếp giáp với các tỉnh phía Nam đã tử vong do nhiễm virus cúm A/H5N1, nâng số bệnh nhân nhiễm virus này tháng đầu  năm 2013 ở nước này lên con số 5, trong đó, 4 người đã tử vong. Cùng lúc đó, Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hiệp quốc đã cảnh báo, nếu chính phủ các nước không vượt qua được khó khăn kinh tế để tăng cường việc giám sát các loại dịch bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật, thì nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm A/H5N1 vẫn có thể tiếp tục đối mặt, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á và Trung Đông khi nhiều “ổ” virus cúm A/H5N1 vẫn còn tồn tại.

Tổ chức FAO còn tỏ ra lo ngại, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chủng virus này có thể dễ dàng lây lan trên toàn cầu như đã từng xảy ra hồi năm 2006, thời điểm có tới 63 nước bị ảnh hưởng. Theo FAO, suy thoái kinh tế thế giới sẽ làm cho các nước có ít tiền hơn dành cho việc phòng ngừa virus cúm A/H5N1, không thể duy trì các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Đừng quên rằng, chủng virus cúm A/H5N1 đã từng làm cho khoảng 300 người tử vong trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong số ít nước có người bị nhiễm và chết vì virus cúm A/H5N1, nhiều nhất giai đoạn từ năm 2003-2011. Thời điểm đó, thế giới đã phải tiêu hủy 400 triệu con gia cầm các loại, làm thiệt hại khoảng 20 tỷ USD. FAO còn cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh lây nhiễm ở động vật nhai lại (PPR), khi virus gây bệnh này đã tàn phá Cộng hòa Dân chủ Congo và đang lan sang Nam Phi.

Vì vậy, ngành thú y cho rằng, cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các địa phương, cũng như giữa các lực lượng ban ngành trong việc phòng chống và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép. Điều này phù hợp với khuyến cáo của FAO bao gồm cải thiện điều kiện vệ sinh chung, kiểm soát chợ và biên giới, kiểm tra y tế ở các chợ và cơ sở chăn nuôi…

ĐĂNG LÃM

Tin cùng chuyên mục