Kiến nghị luật hóa chế độ trách nhiệm của người đứng đầu

(SGGP).– Ngày 6-2, Trường Cán bộ TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”, với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu khoa học và giảng viên khoa xây dựng Đảng các trường, học viện tại TPHCM và các tỉnh lân cận.

(SGGP).– Ngày 6-2, Trường Cán bộ TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”, với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu khoa học và giảng viên khoa xây dựng Đảng các trường, học viện tại TPHCM và các tỉnh lân cận.

Hội thảo đã thống nhất quan điểm chung là việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đã được coi là vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta. Để nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời gian tới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), nhất thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phải đổi mới cả nội dung lẫn phương thức lãnh đạo của Đảng cho phù hợp với tình hình mới.

Ý kiến của đại biểu tại hội thảo cho rằng, hiện nay có một số điểm lấn cấn về phương thức lãnh đạo của Đảng cần được minh bạch, cụ thể hơn. Như: chưa cụ thể hóa rõ ràng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong thực tiễn dẫn đến một số lĩnh vực, địa bàn, cấp hoạt động còn có những nhận thức và xử lý khác nhau đối với cơ chế này. Trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với hoạt động của Quốc hội, Chính phủ và MTTQ cùng các đoàn thể chính trị - xã hội khác vẫn còn có sự chồng chéo. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách còn chưa chặt chẽ dẫn đến khó quy trách nhiệm cá nhân cụ thể trong ra quyết định và tổ chức thực hiện…

Để giải quyết các điểm lấn cấn, chưa rõ nói trên, các đại biểu cho rằng cần luật hóa chế độ trách nhiệm của người đứng đầu để đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách ngay trong Đảng và chế độ thủ trưởng trong hoạt động của chính quyền.

TS Lê Văn In (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP) lưu ý: “Khi triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng cần làm từ trên xuống, lãnh đạo phải nêu gương đồng thời phải hiểu rõ nhân dân cần và muốn gì. Muốn vậy, trong quá trình thực hiện, Đảng phải thăm dò dư luận một cách thực chất để xem người dân đánh giá về cán bộ, đảng viên như thế nào, cần tập trung vào điều gì, lĩnh vực nào… Có vậy, Đảng mới tập trung bắt mạch được những “căn bệnh” của đội ngũ cán bộ và có “thuốc đắng” trị tận gốc”.

H.Hiệp

Tin cùng chuyên mục