Kyrgyzstan trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới

Ngày 27-6, khoảng 2.300 điểm bỏ phiếu ở Kyrgyzstan đã được mở cửa để người dân nước này tham gia cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp mới. Cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp mới ở Kyrgyzstan được tổ chức trong bối cảnh tình hình quốc gia Trung Á này vẫn căng thẳng do các cuộc xung đột sắc tộc tại miền Nam làm hàng ngàn người thương vong và gần 100.000 người phải chạy sang Uzbekistan lánh nạn. Dự kiến, kết quả đầu tiên sẽ được công bố vào ngày 28-6. Theo luật mới, bản Hiến pháp mới sẽ có hiệu lực nếu nhận được sự ủng hộ của 50% số phiếu.

Ngày 27-6, khoảng 2.300 điểm bỏ phiếu ở Kyrgyzstan đã được mở cửa để người dân nước này tham gia cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp mới. Cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp mới ở Kyrgyzstan được tổ chức trong bối cảnh tình hình quốc gia Trung Á này vẫn căng thẳng do các cuộc xung đột sắc tộc tại miền Nam làm hàng ngàn người thương vong và gần 100.000 người phải chạy sang Uzbekistan lánh nạn. Dự kiến, kết quả đầu tiên sẽ được công bố vào ngày 28-6. Theo luật mới, bản Hiến pháp mới sẽ có hiệu lực nếu nhận được sự ủng hộ của 50% số phiếu.

Nội dung chính của bản Hiến pháp mới là đưa đất nước Kyrgyzstan từ chính quyền tổng thống sang nền dân chủ nghị viện. Các cử tri sẽ phải trả lời hai câu hỏi: “Có ủng hộ Hiến pháp mới với việc giảm bớt quyền lực của tổng thống và tăng cường quyền lực của Quốc hội hay không?” và “Có đồng ý để nhà lãnh đạo Roza Otunbayeva làm quyền Tổng thống trong vòng 18 tháng hay không?”. Hiến pháp mới sẽ tạo cơ sở để hợp lý hóa chính quyền lâm thời của Kyrgyzstan được thành lập sau khi Tổng thống Kurmanbek Bakiyev bị lật đổ hồi tháng 4 vừa qua.

Giới phân tích cho rằng có các yếu tố thuận lợi giúp chính phủ lâm thời có được một cuộc trưng cầu dân ý suôn sẻ như: chính phủ lâm thời hoàn toàn kiểm soát các cơ quan hành chính ở quốc gia này; công dân Kyrgyzstan không có giấy tờ tùy thân cũng được đi bỏ phiếu với điều kiện có xác nhận của ít nhất 2 thành viên của ủy ban bầu cử tại khu vực bỏ phiếu.

Theo LHQ, cuộc bạo động trung tuần tháng 6 đã ảnh hưởng tới 1 triệu người và khiến 300.000 người trở thành vô gia cư. Hầu hết số người tị nạn này đã bị mất chứng minh thư trên đường sơ tán. Tuy nhiên, các nhân tố chính trị bên ngoài chính phủ lâm thời có thể phá rối tiến trình bỏ phiếu và hối thúc cải tổ chính phủ.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tình huống khẩn cấp và thủ lĩnh đảng Ata-Jurt đối lập Kamchybek Tashiye cho biết đảng của ông không chỉ phản đối trưng cầu dân ý mà còn kêu gọi tẩy chay bỏ phiếu. Ông này tuyên bố cuộc bỏ phiếu, diễn ra trong bối cảnh hỗn loạn như vậy, sẽ dẫn đến thất bại tất yếu. Ngoài ra, có tin một số tổ chức sắc tộc cực đoan đang lên kế hoạch tiếp tục gây đổ máu tại những khu vực miền Nam vốn nhiều bất ổn.

V.L.

Tin cùng chuyên mục