Làm gì để bảo tồn di tích?

Ngày 11-6, Bộ VH-TT-DL đã tổ chức hội thảo trực tuyến “Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích” tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý di sản văn hóa của các tỉnh thành.
Làm gì để bảo tồn di tích?

Ngày 11-6, Bộ VH-TT-DL đã tổ chức hội thảo trực tuyến “Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích” tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý di sản văn hóa của các tỉnh thành.

        Thiếu tri thức hay thiếu cơ chế?

Khác với trông đợi, hội nghị không tập trung mổ xẻ những vấn đề nóng của di sản hiện nay, đó là mâu thuẫn trong bảo tồn và phát triển, tình trạng xuống cấp và trùng tu thiếu chuyên môn mà đa phần các bản tham luận đều mang tính tổng kết đơn thuần. Trong khi các cán bộ quản lý chỉ tập trung phàn nàn về tình trạng thiếu văn bản chính sách, cơ chế, ngân sách cho bảo tồn di sản thì các chuyên gia, các nhà nghiên cứu lại cho rằng, thiếu tri thức, ý thức và tình yêu với di sản nên mới gây ra hàng loạt hệ lụy.

Gác chuông chùa Đậu - Hà Nội, di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia, liệu có tiếp tục chống chọi được trong mùa mưa bão năm nay?

Gác chuông chùa Đậu - Hà Nội, di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia, liệu có tiếp tục chống chọi được trong mùa mưa bão năm nay?

GS Ngô Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Bảo tồn văn hóa dân gian, cho rằng: “Cái chúng ta thiếu hụt là cả tri thức và ý thức bảo tồn di sản, giữa bảo tồn và phát triển chưa bao giờ mâu thuẫn với nhau cả, cái quan trọng là nhiều địa phương chưa biết cách giải quyết nó như thế nào. Có 2 việc quan trọng nhất là lo cho đời sống của người dân trong vùng di tích và phân chia nguồn lợi từ du lịch di sản, để đồng tiền thu được từ di tích được quay trở lại trùng tu, bảo tồn di tích thì hầu như không ai quan tâm”.

GS Trần Lâm Biền đặt vấn đề: “Tại sao xảy ra quá nhiều vụ việc sai trái trong bảo tồn di sản, đó là vì cả người dân, cả cán bộ quản lý đều ít hiểu về di sản. Những người trông nom, tu bổ di tích cũng vậy, họ hiểu về di sản ít quá, gắn bó với di sản ít quá thì khó có thể bảo vệ di sản một cách kỹ lưỡng được!”.

        Hậu kiểm trong trùng tu là giết chết di sản

Đau đáu về vấn đề bảo tồn di sản, GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, khẳng định, di sản có giá trị lớn nhưng rất mong manh, dễ bị xâm hại. Xu hướng của thế giới là nâng tính chuyên nghiệp của bảo tồn di sản. Ví dụ như Cục Văn vật của Trung Quốc không thuộc bộ mà trực thuộc nhà nước, tầm cao hơn một bậc. Tại nhiều nước trên thế giới thì một số di tích lớn của họ đều thuộc sự quản lý trực tiếp từ trung ương. Vậy nên chăng chúng ta nghiên cứu, đề nghị đưa thẩm quyền của Cục Di sản cao hơn nữa.

GS Lưu Trần Tiêu đề xuất, nâng cấp từ cục thành tổng cục với cơ quan đại diện ở cả 3 miền để công tác chuyên môn được thực thi nghiêm túc hơn. Riêng lượng thanh tra di tích phải tiền kiểm chứ không phải hậu kiểm như các lĩnh vực khác, vì với các di tích, toàn bộ các trường hợp đã xảy ra vi phạm rồi thì rất khó xử lý, làm sao để lấy lại những gì đã bị phá hỏng được nữa.

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, trong khi quản lý ngày càng phải chuyên nghiệp thì việc quản lý và bảo vệ di tích ngày càng gắn chặt với tâm thức và trách nhiệm của người dân hơn. Di tích, di sản sống ở trong cộng đồng và chính đây là môi trường tốt nhất để bảo vệ và phát huy nó.

MAI AN

Tin cùng chuyên mục