Với hơn 15.000 cây lan hồ điệp, 8 loại giống hoa cho đủ màu sắc nhập từ Đài Loan, được trồng và chăm sóc ở Trạm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ Bắc Hướng Hóa (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị), đặt tại đỉnh Sa Mù cao hơn 1.000m, thuộc xã Hướng Phùng, Hướng Hoá, Quảng Trị.
Vườn lan được áp dụng quy trình chăm sóc nghiêm ngặt bằng công nghệ cao, hoàn toàn tự động như: cảm biến đo độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, hệ thống mái che, quạt, hệ thống phun sương.

Ông Đào Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị), cho biết: “Lan hồ điệp là loại hoa cao cấp có giá trị giá trị kinh tế cao, sau hơn 15 tháng, hiện hơn 15.000 cây lan hồ điệp đang sinh trưởng tốt, lá xanh, mập mạp, chiều dài từ 20-30cm. Với những kết quả ban đầu, có thể khẳng định lan hồ điệp khá phù hợp với điều kiện mội trường tại Sa Mù. Trung tâm cũng đang tiếp tục nghiên cứu, để hoàn thiện quy trình chăm sóc và chuyển giao công nghệ cho người địa phương”.




Trong thời gian tới, trung tâm sẽ bắt đầu thúc hoa cho vườn lan để phục vụ thị trường vào dịp tết Nguyên đán 2020. Ngoài ra, trung tâm còn trồng thử nghiệm thành công nhiều loại giống cây khác như hoa lily, tulip, cây dâu tây, cà chua siêu ngọt, đông trùng hạ thảo cùng nhiều loài dược liệu.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
“Bò Tây” ở Ninh Thuận
-
Nông dân Mê Linh nuốt nước mắt, nhổ bỏ hàng trăm tấn củ cải vì không tiêu thụ được
-
Đồng bằng sông Cửu Long: Lo nước ngọt mùa hạn mặn
-
Bà Huỳnh Thị Kim Xuyến giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM
-
Bưởi Đồng Nai được người dân TPHCM “giải cứu”
-
Sâu đầu đen tấn công vườn dừa ở Bến Tre
-
Chọn con giống tốt giảm thiểu rủi ro từ đơn vị lâu năm
-
Đầu năm, ngư dân miền Trung trúng mùa cá cơm
-
Từ hôm nay 25-2, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào đợt cao điểm
-
Quảng Ngãi: Hàng trăm tàu cá không thể ra khơi vì luồng lạch bị bồi lấp