Lan Mokara - Tiềm năng và cơ hội

Hơn 10 năm qua, các nhà vườn ở TPHCM đã nhập khẩu lan giống Mokara từ Thái Lan về trồng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân TP và các tỉnh, nhờ đó giảm dần lượng nhập khẩu lan cắt cành từ Thái Lan, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan. Theo ngành nông nghiệp TPHCM, nhu cầu nhập khẩu lan cắt cành khoảng 4 triệu cành/năm.
Lan Mokara - Tiềm năng và cơ hội

Hơn 10 năm qua, các nhà vườn ở TPHCM đã nhập khẩu lan giống Mokara từ Thái Lan về trồng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân TP và các tỉnh, nhờ đó giảm dần lượng nhập khẩu lan cắt cành từ Thái Lan, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan. Theo ngành nông nghiệp TPHCM, nhu cầu nhập khẩu lan cắt cành khoảng 4 triệu cành/năm.

Cơ hội 

Bà Đàm Minh Đức, Giám đốc Công ty cổ phần Kim Ngân Phong Lan cho biết, thời gian gần đây, thị trường Thái Lan có vẻ như đang giảm dần việc trồng và cung cấp lan giống Mokara. Vì theo họ, giống Mokara đang trồng ở TPHCM và cả khu vực Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện về thời tiết, thổ nhưỡng… phù hợp hơn so với trồng ở Thái Lan, nên về lâu dài Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn. Do vậy, doanh nghiệp Thái Lan đã đẩy mạnh sản xuất cũng như nghiên cứu giống Dendrobium.

Một trong những người tiên phong về trồng lan cắt cành ở TP là chủ vườn lan Gia Huy, ông Trần Văn Bạch ở quận Bình Tân cho biết, những giống lan Mokara ông thường xuyên nhập về từ Thái Lan đều phát triển tốt cả về chất lượng và số hoa trên một cành, thậm chí có những giống còn phát triển nhanh hơn so với trồng ở Thái Lan. Chủ vườn ở Thái Lan, nơi cung cấp giống cho vườn lan của ông, khi qua TPHCM tìm hiểu đã tỏ ra ngạc nhiên về sự phát triển này.

Lan Mokara - Tiềm năng và cơ hội ảnh 1

Trồng lan Mokara tại vườn lan ông Trần Văn Xê, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn. Ảnh: DIỄM THY

Ngay từ năm 2007, Hội Sinh vật cảnh TPHCM đã nhận ra điều đó và cho rằng, nếu khai thác tốt nguồn nhân lực dồi dào từ các viện, trường cũng như nhà khoa học, cộng với lợi thế về thổ nhưỡng, lâu dài TPHCM hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện cạnh tranh với Thái Lan về lan Mokara. Bên cạnh việc quy hoạch 500ha đất khu vực ven sông Sài Gòn ở huyện Củ Chi làm khu làng nghề sinh vật cảnh, TPHCM cần có chiến lược, mục tiêu rõ ràng, cộng với chính sách đồng bộ về vốn, sưu tầm nghiên cứu giống… khuyến khích nhà đầu tư phát huy thế mạnh này. Nhưng với khởi điểm thấp hiện nay, để có thể làm được chuyện này, cần xem chúng ta hiện nay đang thiếu và yếu điều gì.

Sản xuất tập trung

 Tình trạng sản xuất hoa lan tại TPHCM còn khá nhỏ lẻ, tự phát trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nên chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, chưa đủ sức đáp ứng những đơn đặt hàng lớn và xuất khẩu, là những tồn tại cần khắc phục.

Tiến sĩ Dương Hoa Xô Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM

Điều đầu tiên, cần phải có giống ngay trong nước để có thương hiệu riêng, lúc đó mới có thể nói đến chuyện xuất khẩu. Hiện nay có khá nhiều nơi nuôi cấy mô, nhưng chất lượng, số lượng lan giống tốt vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và sức tiêu thụ của thị trường; nhất là tính đồng đều chưa cao, chưa gắn kết, tạo được sự tin tưởng giữa nơi nuôi cấy mô với nhà vườn. Giống là khâu quyết định với nghề trồng lan bởi đầu vào còn lệ thuộc việc nhập giống nên chi phí đầu tư khá cao. Với giống lan Dendrobium tốn khoảng 2 tỷ đồng/ha, Mokara khoảng 3,7 - 4 tỷ đồng/ha, làm kiềm hãm tốc độ phát triển so với nhu cầu. Điều cần khắc phục khác, thông thường từ tháng 4 đến tháng 8, nhu cầu về sử dụng lan cắt cành không nhiều trong khi thời điểm này nhờ thời tiết phù hợp nên cây cho hoa nhiều hơn. Ngược lại, từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhu cầu sử dụng hoa tăng mạnh, nhưng thời tiết lại không phù hợp, cây cho ít hoa hơn. Vì vậy, các viện trường, nhà khoa học cần nghiên cứu để giúp khắc phục nhược điểm này và chuyển giao công nghệ cho nhà vườn.

Để xuất khẩu hoa lan, phải cung cấp cho đối tác đầy đủ thông tin về việc trồng hoa như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có an toàn cho người tiêu dùng hay không... Với điều kiện này, dù diện tích lan cắt cành ở TPHCM có gần 200ha nhưng khó triển khai đến từng hộ dân trồng lẻ, do không thể kiểm soát các loại thuốc BVTV, phân bón và do mỗi nơi trồng một hiểu nên khó có thể cho ra sản phẩm đồng đều. Hơn nữa, dự án làng nghề sinh vật cảnh cần triển khai nhanh hơn để việc sản xuất tập trung được đồng bộ cũng như có thể phối hợp với những công ty có khách hàng nước ngoài nhưng lại không có đủ diện tích để triển khai.

CÔNG PHIÊN

Tin cùng chuyên mục