Nhiều thế hệ thầy và trò các trường thành viên Đại học (ĐH) Huế cùng nhau trở lại mái trường xưa dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường. Nhiều người dâng trào cảm xúc khi tận mắt thấy những lá cờ Tổ quốc bạc màu, từng tung bay ở Trường Sa, được Liên chi đoàn Khoa Giáo dục chính trị phối hợp với Đoàn trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế tổ chức trưng bày ngay tại vị trí trang trọng của ngôi trường này.
30 lá cờ Tổ quốc từng treo trên cột mốc chủ quyền ở các điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và mô hình cột mốc Trường Sa trưng bày tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế đã đưa mọi người đến với quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc. Đó cũng là thông điệp muốn gửi gắm đến mọi người trong đất liền là vượt qua gian khó, vất vả, những cán bộ, chiến sĩ Trường Sa vẫn ngày đêm vững tay súng, bảo vệ biển trời Tổ quốc.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế tại lễ khai mạc trưng bày những lá cờ Tổ quốc
từng tung bay tại huyện đảo Trường Sa
Anh Nguyễn Duy Thuận, Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế cho biết, cờ Tổ quốc treo nơi đầu sóng ngọn gió nên chỉ một thời gian ngắn là các đảo phải thay lá cờ mới. Những lá cờ đã qua sử dụng ở Trường Sa khi hạ xuống đều được chính trị viên mỗi điểm đảo viết chữ, ký tặng và đóng dấu gửi về đất liền. Kết thúc thời gian trưng bày, 30 lá cờ Tổ quốc này sẽ được đưa vào phòng truyền thống của nhà trường để giới thiệu đến với sinh viên cũng như mọi người.
Ở các điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, hình ảnh lá cờ Tổ quốc hiên ngang tung bay đón gió giữa trùng khơi đã để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều người từng ra đảo. Thầy giáo Lê Bá Bảo, cựu sinh viên khoa Toán, trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế chia sẻ, khi thấy lá cờ đỏ sao vàng sờn bạc thấm vị mặn mòi của biển và có chữ ký của cán bộ chiến sĩ trên đảo, ai cũng xúc động.
Những ngày đầu tháng 3-2017, thầy trò Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế đi xe đến cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) tặng hơn 3.000 lá cờ Tổ quốc cho các ngư dân đánh bắt cá trên hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, đoàn tiếp tục đến quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) để trao cờ cùng những món quà, lời chúc ý nghĩa cho ngư dân ở Trường Sa và cán bộ, chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 146 - Vùng 4 Hải quân. Đây là kết quả sau hơn 9 tháng vận động chương trình “Vì biển đảo quê hương”, cũng do chính các thầy cô, sinh viên Khoa Giáo dục chính trị Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế phát động.
Thầy giáo Vũ Đình Bảy, Trưởng khoa Giáo dục chính trị, cho biết, qua một học trò cũ đang công tác ở Trường Sa, nhà trường biết được ở ngoài đảo xa còn thiếu thốn rất nhiều thứ, đặc biệt là cờ Tổ quốc, bởi cứ mỗi lá cờ mới treo lên thì chỉ sau 3-4 ngày là bị gió biển đánh rách tươm, bạc màu. Việc vận động góp tặng cờ để gửi ra các đảo là rất cần thiết vào lúc này. Ngoài ra, đây còn là một cách thiết thực để “dạy lòng yêu nước bằng hành động” cho sinh viên.
Tham khảo ý kiến từ Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, ban tổ chức chương trình thống nhất việc chọn kích thước cờ tặng là 0,8m x 1,2m. Cờ gửi tặng phải là cờ mới và có chất vải tốt. Chỉ như vậy, khi treo lên cột cờ ở các điểm đảo, nhà giàn hay thuyền của ngư dân, mới lâu phai màu và kéo dài tuổi thọ trước thời tiết khắc nghiệt ngoài biển cả. Riêng ở các cột cờ thể hiện cột mốc chủ quyền quốc gia nằm tại các điểm đảo như Trường Sa Lớn (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa), Thới Lới (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi)…, quy định cờ treo từ 1,2 - 1,8m nên ban tổ chức quyết định, tự bỏ tiền ra để đặt may cờ cho đúng kích cỡ rồi mới đem tặng.
PGS - TS Nguyễn Đình Luyện, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế chia sẻ, chương trình đề ra mục tiêu khoảng 1.000 lá cờ. Nhưng thật bất ngờ, chương trình đã có sức lan tỏa lớn, khi mà có hơn 11.000 lá cờ của nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc và ngay cả đồng bào ở nước ngoài cũng liên tục được gửi về kèm theo những lời nhắn nhủ đầy xúc động. Những lá cờ Tổ quốc sẽ tiếp sức cho các chiến sĩ, ngư dân yên tâm, vững chắc hơn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đáp lại, Lữ đoàn 146 - Vùng 4 Hải quân đã trao tặng 30 lá cờ Tổ quốc đã sử dụng được đem về từ các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa cho thầy và trò Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, mà nay Liên chi đoàn Khoa Giáo dục chính trị phối hợp với Đoàn trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế tổ chức trưng bày, giới thiệu trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường.
Lan tỏa tình yêu biển đảo
Nhiều thế hệ thầy và trò các trường thành viên Đại học (ĐH) Huế cùng nhau trở lại mái trường xưa dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường. Nhiều người dâng trào cảm xúc khi tận mắt thấy những lá cờ Tổ quốc bạc màu, từng tung bay ở Trường Sa, được Liên chi đoàn Khoa Giáo dục chính trị phối hợp với Đoàn trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế tổ chức trưng bày ngay tại vị trí trang trọng của ngôi trường này.
30 lá cờ Tổ quốc từng treo trên cột mốc chủ quyền ở các điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và mô hình cột mốc Trường Sa trưng bày tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế đã đưa mọi người đến với quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc. Đó cũng là thông điệp muốn gửi gắm đến mọi người trong đất liền là vượt qua gian khó, vất vả, những cán bộ, chiến sĩ Trường Sa vẫn ngày đêm vững tay súng, bảo vệ biển trời Tổ quốc.
Anh Nguyễn Duy Thuận, Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế cho biết, cờ Tổ quốc treo nơi đầu sóng ngọn gió nên chỉ một thời gian ngắn là các đảo phải thay lá cờ mới. Những lá cờ đã qua sử dụng ở Trường Sa khi hạ xuống đều được chính trị viên mỗi điểm đảo viết chữ, ký tặng và đóng dấu gửi về đất liền. Kết thúc thời gian trưng bày, 30 lá cờ Tổ quốc này sẽ được đưa vào phòng truyền thống của nhà trường để giới thiệu đến với sinh viên cũng như mọi người.
Ở các điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, hình ảnh lá cờ Tổ quốc hiên ngang tung bay đón gió giữa trùng khơi đã để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều người từng ra đảo. Thầy giáo Lê Bá Bảo, cựu sinh viên khoa Toán, trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế chia sẻ, khi thấy lá cờ đỏ sao vàng sờn bạc thấm vị mặn mòi của biển và có chữ ký của cán bộ chiến sĩ trên đảo, ai cũng xúc động.
Những ngày đầu tháng 3-2017, thầy trò Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế đi xe đến cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) tặng hơn 3.000 lá cờ Tổ quốc cho các ngư dân đánh bắt cá trên hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, đoàn tiếp tục đến quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) để trao cờ cùng những món quà, lời chúc ý nghĩa cho ngư dân ở Trường Sa và cán bộ, chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 146 - Vùng 4 Hải quân. Đây là kết quả sau hơn 9 tháng vận động chương trình “Vì biển đảo quê hương”, cũng do chính các thầy cô, sinh viên Khoa Giáo dục chính trị Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế phát động.
Thầy giáo Vũ Đình Bảy, Trưởng khoa Giáo dục chính trị, cho biết, qua một học trò cũ đang công tác ở Trường Sa, nhà trường biết được ở ngoài đảo xa còn thiếu thốn rất nhiều thứ, đặc biệt là cờ Tổ quốc, bởi cứ mỗi lá cờ mới treo lên thì chỉ sau 3-4 ngày là bị gió biển đánh rách tươm, bạc màu. Việc vận động góp tặng cờ để gửi ra các đảo là rất cần thiết vào lúc này. Ngoài ra, đây còn là một cách thiết thực để “dạy lòng yêu nước bằng hành động” cho sinh viên.
Tham khảo ý kiến từ Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, ban tổ chức chương trình thống nhất việc chọn kích thước cờ tặng là 0,8m x 1,2m. Cờ gửi tặng phải là cờ mới và có chất vải tốt. Chỉ như vậy, khi treo lên cột cờ ở các điểm đảo, nhà giàn hay thuyền của ngư dân, mới lâu phai màu và kéo dài tuổi thọ trước thời tiết khắc nghiệt ngoài biển cả. Riêng ở các cột cờ thể hiện cột mốc chủ quyền quốc gia nằm tại các điểm đảo như Trường Sa Lớn (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa), Thới Lới (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi)…, quy định cờ treo từ 1,2 - 1,8m nên ban tổ chức quyết định, tự bỏ tiền ra để đặt may cờ cho đúng kích cỡ rồi mới đem tặng.
PGS - TS Nguyễn Đình Luyện, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế chia sẻ, chương trình đề ra mục tiêu khoảng 1.000 lá cờ. Nhưng thật bất ngờ, chương trình đã có sức lan tỏa lớn, khi mà có hơn 11.000 lá cờ của nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc và ngay cả đồng bào ở nước ngoài cũng liên tục được gửi về kèm theo những lời nhắn nhủ đầy xúc động. Những lá cờ Tổ quốc sẽ tiếp sức cho các chiến sĩ, ngư dân yên tâm, vững chắc hơn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đáp lại, Lữ đoàn 146 - Vùng 4 Hải quân đã trao tặng 30 lá cờ Tổ quốc đã sử dụng được đem về từ các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa cho thầy và trò Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, mà nay Liên chi đoàn Khoa Giáo dục chính trị phối hợp với Đoàn trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế tổ chức trưng bày, giới thiệu trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường.
Văn Thắng