Các rạn san hô có khả năng chịu đựng tốt nhất khi nước biển nóng lên chủ yếu nằm dọc theo bờ biển phía Bắc của Cuba, kế đến là tại các khu vực gần Bahamas, Cộng hòa Dominica, Guadeloupe, Haiti, miền Đông Jamaica và bang Florida của Mỹ.
San hô được tạo thành từ hàng trăm nghìn sinh vật nhỏ bé và là một trong những hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên hành tinh do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra. Theo một báo cáo gần đây của IPCC (báo cáo cấp cao nhất của Liên hiệp quốc do các nhà khoa học thực hiện), nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1,50C, chỉ có 10%-30% các rạn san hô có thể còn tồn tại. Nếu nhiệt độ cao hơn mức đó, triển vọng sống sót của san hô sẽ càng giảm mạnh.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh các mô hình khí hậu khác nhau và kiểm tra các yếu tố như thiệt hại do bão và do nhiệt độ cao. Từ đó, họ xác định danh sách các rạn san hô được ưu tiên bảo vệ do khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu của họ cho thấy các rạn san hô sẽ không tồn tại được khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 20C, có nghĩa là cần phải giảm phát thải khí nhà kính khẩn cấp để cứu san hô.
Các tin, bài viết khác
-
FBI thu hồi tài liệu tuyệt mật trong nhà cựu Tổng thống Donald Trump
-
Đón nhận luồng gió mới
-
Hàn Quốc ổn định sinh kế người dân trong Tết Trung thu
-
Dùng công nghệ GPS để bảo vệ rạn san hô
-
Mỹ - châu Âu mâu thuẫn về khoản hỗ trợ tín dụng thuế xe điện
-
Hạn hán làm gia tăng nguy cơ sa mạc hóa ở châu Âu
-
Khách du lịch quốc tế tạo nguồn thu ngoại tệ kỷ lục cho Mexico
-
Giải cứu lương thực chưa thể xoa dịu khủng hoảng
-
Ngành du lịch chữa bệnh của Ấn Độ phục hồi
-
Biến đổi khí hậu gây nhiều lo ngại