Bầu không khí đón lễ hội tuy có trầm lắng hơn so với những năm trước, nhưng hầu hết người dân ở New Delhi đều cảm thấy hài lòng. Bởi lẽ, họ cần một bầu không khí trong lành hơn.
Từ đầu tháng, Tòa án tối cao Ấn Độ đã ra quyết định cấm bán các loại pháo ở New Delhi và các thị trấn gần đó 10 ngày trước khi diễn ra lễ hội Diwali của người Hindu, với lý do là nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đang diễn ra báo động ở thành phố này. Hàng năm, sau dịp lễ hội, các bệnh viện trong thành phố đã gia tăng các ca bệnh về hô hấp, hen suyễn, nhiều người cảm thấy khó thở. Sau lễ hội Diwali năm 2016, các trường học đã phải đóng cửa trong 3 ngày và mọi người được khuyên nên ở nhà, tất cả công việc xây dựng cũng phải dừng trong 5 ngày do thành phố ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ trong buổi sáng sau ngày diễn ra lễ hội, thủ đô New Delhi chìm trong màn sương khói dày đặc còn không khí thì nồng nặc mùi khói pháo.
Theo tờ Indian Express, so với các siêu đô thị trên thế giới, Ấn Độ là một trong những thành phố có chất lượng không khí kém nhất. Nhiều báo cáo từ các tổ chức môi trường cho thấy trong giai đoạn từ năm 1990-2015, Ấn Độ ghi nhận tỷ lệ tử vong sớm liên quan đến bụi PM2,5 (các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet) tăng gần 50%. Đây là những hạt bụi cực nhỏ và nhẹ, lơ lửng trong không khí rồi thâm nhập vào phổi dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính và bệnh tim cao hơn. Vào cuối năm ngoái cho đến nay, nồng độ bụi PM2,5 ở New Delhi có lúc ghi nhận ở mức 200 - 700 microgram/m3 khí, vượt chuẩn khuyến cáo 25 microgram/m3 khí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Giới chuyên gia về môi trường cho rằng nền kinh tế Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 20 năm qua, song mức ô nhiễm tại nước này tăng đột biến, chủ yếu do đốt than để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Nhà chức trách Ấn Độ buộc phải ban hành nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường, trong đó có việc đóng cửa nhà máy điện Badarpur chạy bằng than nằm ở phía Nam New Delhi cho đến tháng 3-2018 và dự kiến, nhà máy này sẽ dừng hoạt động vào tháng 7-2018. Bên cạnh đó là cấm sử dụng các máy phát điện chạy bằng diesel tại New Delhi mà nhiều hộ gia đình giàu có sử dụng để đối phó với tình trạng cắt điện. Lượng xe hơi cá nhân ra vào thành phố cũng nằm trong danh sách cần hạn chế. Đã có một số đề nghị cho rằng cần tăng mức giá đậu xe ở New Delhi lên gấp 4 lần so với mức giá hiện nay là 0,3 USD/giờ.
Lẽ dĩ nhiên là không phải biện pháp chống ô nhiễm nào của Chính phủ Ấn Độ đưa ra cũng nhận được ủng hộ, nhất là giới doanh nghiệp và những người đang sở hữu nhiều phương tiện ô tô cá nhân. Tuy nhiên, với sự ủng hộ rộng rãi của những người dân mong muốn hưởng một bầu không khí trong lành, giới lãnh đạo Ấn Độ đã có thêm nhiều động lực để thúc đẩy kế hoạch giảm ô nhiễm trở nên hiệu quả hơn.
Từ đầu tháng, Tòa án tối cao Ấn Độ đã ra quyết định cấm bán các loại pháo ở New Delhi và các thị trấn gần đó 10 ngày trước khi diễn ra lễ hội Diwali của người Hindu, với lý do là nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đang diễn ra báo động ở thành phố này. Hàng năm, sau dịp lễ hội, các bệnh viện trong thành phố đã gia tăng các ca bệnh về hô hấp, hen suyễn, nhiều người cảm thấy khó thở. Sau lễ hội Diwali năm 2016, các trường học đã phải đóng cửa trong 3 ngày và mọi người được khuyên nên ở nhà, tất cả công việc xây dựng cũng phải dừng trong 5 ngày do thành phố ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ trong buổi sáng sau ngày diễn ra lễ hội, thủ đô New Delhi chìm trong màn sương khói dày đặc còn không khí thì nồng nặc mùi khói pháo.
Theo tờ Indian Express, so với các siêu đô thị trên thế giới, Ấn Độ là một trong những thành phố có chất lượng không khí kém nhất. Nhiều báo cáo từ các tổ chức môi trường cho thấy trong giai đoạn từ năm 1990-2015, Ấn Độ ghi nhận tỷ lệ tử vong sớm liên quan đến bụi PM2,5 (các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet) tăng gần 50%. Đây là những hạt bụi cực nhỏ và nhẹ, lơ lửng trong không khí rồi thâm nhập vào phổi dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính và bệnh tim cao hơn. Vào cuối năm ngoái cho đến nay, nồng độ bụi PM2,5 ở New Delhi có lúc ghi nhận ở mức 200 - 700 microgram/m3 khí, vượt chuẩn khuyến cáo 25 microgram/m3 khí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Giới chuyên gia về môi trường cho rằng nền kinh tế Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 20 năm qua, song mức ô nhiễm tại nước này tăng đột biến, chủ yếu do đốt than để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Nhà chức trách Ấn Độ buộc phải ban hành nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường, trong đó có việc đóng cửa nhà máy điện Badarpur chạy bằng than nằm ở phía Nam New Delhi cho đến tháng 3-2018 và dự kiến, nhà máy này sẽ dừng hoạt động vào tháng 7-2018. Bên cạnh đó là cấm sử dụng các máy phát điện chạy bằng diesel tại New Delhi mà nhiều hộ gia đình giàu có sử dụng để đối phó với tình trạng cắt điện. Lượng xe hơi cá nhân ra vào thành phố cũng nằm trong danh sách cần hạn chế. Đã có một số đề nghị cho rằng cần tăng mức giá đậu xe ở New Delhi lên gấp 4 lần so với mức giá hiện nay là 0,3 USD/giờ.
Lẽ dĩ nhiên là không phải biện pháp chống ô nhiễm nào của Chính phủ Ấn Độ đưa ra cũng nhận được ủng hộ, nhất là giới doanh nghiệp và những người đang sở hữu nhiều phương tiện ô tô cá nhân. Tuy nhiên, với sự ủng hộ rộng rãi của những người dân mong muốn hưởng một bầu không khí trong lành, giới lãnh đạo Ấn Độ đã có thêm nhiều động lực để thúc đẩy kế hoạch giảm ô nhiễm trở nên hiệu quả hơn.