Xuất phát từ tâm lý này, thị trường du lịch luôn sôi động với đủ mức giá “thượng vàng hạ cám”. Người tiêu dùng như lạc vào mê cung khi đứng trước quá nhiều sự chọn lựa. Thế nhưng, cứ năm bữa nửa tháng, dư luận lại rộ lên câu chuyện du lịch lừa đảo, quỵt tiền khách hàng, vậy nguyên nhân do đâu?
Giấu thông tin, gạt khách
Cung cấp thông tin nửa vời, chào mời hấp dẫn… là phương thức kinh doanh khá giống nhau của tour từ rẻ đến siêu rẻ. Đối tượng khách hàng không có nhiều cơ hội đi du lịch, trải nghiệm sẽ dễ rơi vào cảnh lỡ bỏ tiền mua nên ráng chịu đựng lộ trình tham quan hết tour. Trường hợp chị K. (ngụ tại TPHCM) là một ví dụ. Vừa qua, chị K. cùng nhóm bạn đặt mua tour Siem Reap - Phnom Penh (Campuchia) 4 ngày. Điều khiến chị N.K cũng như du khách Việt bực bội suốt chuyến đi chính là phải nghe một hướng dẫn viên người Campuchia nói tiếng Việt nhận xét nhiều câu không đúng về lịch sử cùng mối quan hệ giữa hai dân tộc. “Chúng tôi đa phần ở nhà nội trợ, hiền lành nên nhẫn nhịn bỏ qua. Nhưng rõ ràng kiểu xúc phạm lòng tự tôn, tự hào dân tộc thì không thể chấp nhận được. Tôi không ngờ một công ty du lịch có tiếng tại TPHCM như V. mà tổ chức tour tệ như thế”, chị K. bức xúc.
Tương tự, chị L.M.T. mới trở về cùng gia đình sau chuyến du lịch đến Thái Lan 4 ngày 3 đêm với đầy bức xúc không kém bạn đọc K. Được biết, tour Thái Lan chị T. mua có giá gần 5,3 triệu đồng/người (TPHCM - Bangkok - Pattaya), nhưng mua cho người thứ ba thì giá tour chỉ còn 2,8 triệu đồng/người, nên tính trung bình một người trả chưa tới 4,5 triệu đồng (rẻ hơn khoảng 2 - 2,5 triệu đồng so với tour thông thường). Tuy vậy, chị T. cho biết do lịch trình mua sắm dày đặc nên thời gian tham quan các danh lam thắng cảnh ít ỏi, lèo tèo.
“Trước khi mua tour công ty hứa hẹn nhiều, nào là khách được tặng vé tham quan thủy cung, công viên nước… nhưng tới đó mới biết, muốn vô phải mua vé với giá khoảng 1,1 triệu đồng. Nếu cộng cả tiền “típ” cho tài xế, hướng dẫn viên, mua vé cổng tham quan vài nơi cũng tốn thêm khoảng 1,5 triệu đồng/người. Tính ra, chưa có khuyến mãi, tour này cũng lên tới gần 7 triệu đồng/người, tương đương giá tour của các thương hiệu lớn chưa giảm giá. Do vậy, hầu như khách chỉ ngó nghiêng, chụp vài tấm ảnh kỷ niệm cho có với người ta rồi về”, chị T. tâm sự.
Tour giá rẻ hay tiết kiệm?
Anh Lê Xuân Tuyến, giám đốc một hãng lữ hành nhìn nhận, bây giờ nhà nhà làm du lịch. “Vài người bạn học của tôi hôm trước còn làm truyền thông, nay bất ngờ đứng ra mở công ty du lịch. Có chị bạn làm nội trợ, nay cũng hùn hạp mở công ty để kéo khách. Điểm giống nhau của những công ty du lịch mới này chính là làm đa ngành, đa dịch vụ; từ bán vé xe, vé máy bay, bán thực phẩm trên mạng đến bán tour… Thứ gì họ cũng làm nhưng thiếu chuyên nghiệp nên dễ rủi ro cho khách”, anh Xuân Tuyến nói. Theo anh Tuyến, để có được giấy phép lữ hành nội địa hoặc quốc tế, nếu ít vốn không đủ ký quỹ (500 triệu đồng đối với kinh doanh lữ hành quốc tế) các công ty này sẽ né bằng cách mượn giấy phép dưới danh nghĩa đại lý của công ty lữ hành lớn. Tóm lại, sẽ có đủ chiêu trò để các doanh nghiệp này qua mặt cơ quan chức năng.
Tại một cuộc họp mới đây, khi được hỏi về tour giá rẻ, nhiều doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TPHCM thẳng thắn chỉ ra cách gọi chính xác cho các tour này phải là tour tiết kiệm, tour từng phần mới đúng. Tour giá rẻ, giảm giá từ 40% - 70%, đồng nghĩa với ít lời, thậm chí hòa vốn.
Ông Phan Tùng Sơn, đại diện một doanh nghiệp lữ hành, cho rằng trong thời đại công nghệ số hiện nay, các hãng lữ hành có thể trưng ra hết các tour tiết kiệm để khách tham khảo. Trong đó, cần chỉ rõ giá phòng khách sạn, giá xe đưa đón, gói bảo hiểm tai nạn, phí tham quan dịch vụ, phí visa, chứng minh tài chính (nếu có)… “Du lịch là sản phẩm đặc biệt; khách trả tiền trước, trải nghiệm rồi mới biết mình có bị hớ, bị lừa đảo hay không? Do vậy, muốn làm ăn lâu dài, doanh nghiệp lữ hành nhất định phải giữ chữ tín”, ông Phan Tùng Sơn chia sẻ.
Giấu thông tin, gạt khách
Cung cấp thông tin nửa vời, chào mời hấp dẫn… là phương thức kinh doanh khá giống nhau của tour từ rẻ đến siêu rẻ. Đối tượng khách hàng không có nhiều cơ hội đi du lịch, trải nghiệm sẽ dễ rơi vào cảnh lỡ bỏ tiền mua nên ráng chịu đựng lộ trình tham quan hết tour. Trường hợp chị K. (ngụ tại TPHCM) là một ví dụ. Vừa qua, chị K. cùng nhóm bạn đặt mua tour Siem Reap - Phnom Penh (Campuchia) 4 ngày. Điều khiến chị N.K cũng như du khách Việt bực bội suốt chuyến đi chính là phải nghe một hướng dẫn viên người Campuchia nói tiếng Việt nhận xét nhiều câu không đúng về lịch sử cùng mối quan hệ giữa hai dân tộc. “Chúng tôi đa phần ở nhà nội trợ, hiền lành nên nhẫn nhịn bỏ qua. Nhưng rõ ràng kiểu xúc phạm lòng tự tôn, tự hào dân tộc thì không thể chấp nhận được. Tôi không ngờ một công ty du lịch có tiếng tại TPHCM như V. mà tổ chức tour tệ như thế”, chị K. bức xúc.
Tương tự, chị L.M.T. mới trở về cùng gia đình sau chuyến du lịch đến Thái Lan 4 ngày 3 đêm với đầy bức xúc không kém bạn đọc K. Được biết, tour Thái Lan chị T. mua có giá gần 5,3 triệu đồng/người (TPHCM - Bangkok - Pattaya), nhưng mua cho người thứ ba thì giá tour chỉ còn 2,8 triệu đồng/người, nên tính trung bình một người trả chưa tới 4,5 triệu đồng (rẻ hơn khoảng 2 - 2,5 triệu đồng so với tour thông thường). Tuy vậy, chị T. cho biết do lịch trình mua sắm dày đặc nên thời gian tham quan các danh lam thắng cảnh ít ỏi, lèo tèo.
“Trước khi mua tour công ty hứa hẹn nhiều, nào là khách được tặng vé tham quan thủy cung, công viên nước… nhưng tới đó mới biết, muốn vô phải mua vé với giá khoảng 1,1 triệu đồng. Nếu cộng cả tiền “típ” cho tài xế, hướng dẫn viên, mua vé cổng tham quan vài nơi cũng tốn thêm khoảng 1,5 triệu đồng/người. Tính ra, chưa có khuyến mãi, tour này cũng lên tới gần 7 triệu đồng/người, tương đương giá tour của các thương hiệu lớn chưa giảm giá. Do vậy, hầu như khách chỉ ngó nghiêng, chụp vài tấm ảnh kỷ niệm cho có với người ta rồi về”, chị T. tâm sự.
Tour giá rẻ hay tiết kiệm?
Anh Lê Xuân Tuyến, giám đốc một hãng lữ hành nhìn nhận, bây giờ nhà nhà làm du lịch. “Vài người bạn học của tôi hôm trước còn làm truyền thông, nay bất ngờ đứng ra mở công ty du lịch. Có chị bạn làm nội trợ, nay cũng hùn hạp mở công ty để kéo khách. Điểm giống nhau của những công ty du lịch mới này chính là làm đa ngành, đa dịch vụ; từ bán vé xe, vé máy bay, bán thực phẩm trên mạng đến bán tour… Thứ gì họ cũng làm nhưng thiếu chuyên nghiệp nên dễ rủi ro cho khách”, anh Xuân Tuyến nói. Theo anh Tuyến, để có được giấy phép lữ hành nội địa hoặc quốc tế, nếu ít vốn không đủ ký quỹ (500 triệu đồng đối với kinh doanh lữ hành quốc tế) các công ty này sẽ né bằng cách mượn giấy phép dưới danh nghĩa đại lý của công ty lữ hành lớn. Tóm lại, sẽ có đủ chiêu trò để các doanh nghiệp này qua mặt cơ quan chức năng.
Tại một cuộc họp mới đây, khi được hỏi về tour giá rẻ, nhiều doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TPHCM thẳng thắn chỉ ra cách gọi chính xác cho các tour này phải là tour tiết kiệm, tour từng phần mới đúng. Tour giá rẻ, giảm giá từ 40% - 70%, đồng nghĩa với ít lời, thậm chí hòa vốn.
Ông Phan Tùng Sơn, đại diện một doanh nghiệp lữ hành, cho rằng trong thời đại công nghệ số hiện nay, các hãng lữ hành có thể trưng ra hết các tour tiết kiệm để khách tham khảo. Trong đó, cần chỉ rõ giá phòng khách sạn, giá xe đưa đón, gói bảo hiểm tai nạn, phí tham quan dịch vụ, phí visa, chứng minh tài chính (nếu có)… “Du lịch là sản phẩm đặc biệt; khách trả tiền trước, trải nghiệm rồi mới biết mình có bị hớ, bị lừa đảo hay không? Do vậy, muốn làm ăn lâu dài, doanh nghiệp lữ hành nhất định phải giữ chữ tín”, ông Phan Tùng Sơn chia sẻ.
Bàn về các tour giá rẻ, một lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam nhìn nhận, cuộc cạnh tranh về giá tour cực kỳ khốc liệt. Có quá nhiều công ty cùng bán một sản phẩm du lịch nên chính các doanh nghiệp buộc phải “quyết đấu” lẫn nhau để thu hút khách, mà giá cả chính là mồi nhử; trong đó, có sự tham gia của các hãng hàng không, nhà cung cấp dịch vụ. Thế nhưng, khi giá tour siêu rẻ, siêu giảm thì chỉ còn cách cắt giảm dịch vụ đi kèm, hoặc “chặt chém” khách tại các điểm ăn uống, mua sắm để lấy phần trăm dịch vụ, gây ảnh hưởng đến chất lượng tour, tạo hiện tượng bát nháo về tour giá rẻ như thời gian gần đây.