Hôn nhân của vợ chồng anh bạn tôi đã trục trặc từ lâu và anh chồng đã có người phụ nữ khác. Dù không công khai nhưng ai cũng biết, nhất là vợ của anh. Nhưng vì con cái, vì giữ thể diện, họ không ly dị và thỏa thuận cùng lo cho con đến khi chúng trưởng thành. Thế nhưng, sau bức màn che chắn giả tạo đó, mâu thuẫn giữa họ vẫn âm ỉ và con cái họ đã chứng kiến những trận cãi vã, xỉ vả nhau thậm tệ của cha mẹ. Vì không thể hóa giải mâu thuẫn, không thể đi chung một con đường nên tuy mang danh vợ chồng, sống chung một nhà nhưng mạnh ai nấy sống, hồn ai nấy giữ. Chỉ có điều, vợ anh T. vẫn không muốn chấp nhận sự thật mình thất bại vì không giữ được chồng - người đàn ông thành đạt, có chức quyền. Còn anh, phải nhẫn nhịn vì không thể tìm được tiếng nói chung, sự sẻ chia của vợ để cầu tiến, để giữ ghế lãnh đạo một cơ quan nhà nước.
Riêng chị dù tủi hờn vì bị chồng “cắm sừng”, xa lánh nhưng vẫn nuôi hy vọng mong manh sẽ có ngày anh ta tỉnh ngộ, quay về với gia đình. Và để níu giữ chồng, chị đã lôi hai đứa con vừa bước vào tuổi teen “tuyên chiến” với cha của chúng. Lúc đầu, chị chỉ cho con viết những bức thư giãi bày tâm sự và nỗi đau, nỗi buồn của mẹ chúng khi cha có người phụ nữ khác. Rồi cô con gái lớn 15 tuổi lên mạng xã hội viết những dòng tâm trạng như người lớn, chỉ trích những phụ nữ ẩn danh làm cây tầm gởi và “cướp chồng” người khác. Không dừng tại đó, chị còn chỉ dẫn con viết những điều mà tuổi teen chưa thể nghĩ đến và gieo vào lòng cháu những suy nghĩ không tốt về cha cháu, về người lớn.
Đến giai đoạn “tức nước vỡ bờ” này thì chồng chị không chịu nổi nữa và tuyên bố ly dị. Anh làm đơn và kiến quyết dứt bỏ tất cả để ra đi. Chẳng còn gì để mất, chị lại lấy tài sản - sức mạnh duy nhất ra “tuyên chiến” với anh. Không chỉ viết bức tâm thư “từ” cha, chúng còn thể hiện thông điệp của chị là đổ lỗi cho cha gây ra mọi chuyện… Sau đổ vỡ, chia ly này, gia đình họ không có chỗ cho sự tha thứ, sự bao dung. Riêng hai đứa trẻ vốn thơ ngây bị “đầu độc” bởi tư tưởng thù hằn, căm ghét cha của chúng, kể cả nhà nội. Còn chị dù hả hê vì đã “chiến thắng”, vì đã dành được tình cảm của hai đứa con nhưng sự thật cũng ê chề.
Chị sống khép kín, chán chường, thậm chí có lúc muốn tìm đến sự quyên sinh bởi bế tắc. Riêng hai đứa trẻ bị mất cha, sống với người mẹ mất niềm tin, vật vờ trong đau khổ cũng sinh buồn chán, học hành sa sút. Cô con gái lớn không chỉ mất niềm tin vào người lớn, vào cuộc sống mà còn có tư tưởng thù hằn đàn ông…
Kể ra câu chuyện này, tôi mong muốn chúng ta - người lớn khi gặp rắc rối trong hôn nhân, kể cả chuẩn bị ly hôn, hãy cẩn trọng và đừng lôi những đứa con vào cuộc. Dù phải chia tay, dù đường ai nấy đi nhưng hãy chọn cách ly hôn màu xanh và thể hiện tình yêu thương không bị giảm sút đối với con trẻ. Bởi lẽ, để lớn khôn, để trưởng thành, con trẻ cần niềm tin, cần sự tử tế, tình người chân thành của người lớn.
Nghe mà thương, nghĩ mà lo cho thế hệ trẻ, nhưng không ngại. Nay đã thấp bé, thì đầu tư cho lớp sau dinh dưỡng, vận động đầy đủ, hy vọng lớp trẻ sẽ cao, khỏe hơn cha mẹ chúng. Cháu gái tôi - cô dâu mới, các cô bé phục vụ, các nữ sinh viên… nhỏ con như học sinh lớp năm mà tôi từng gặp chắc đủ tri thức để làm công việc góp phần cải thiện giống nòi. Tin là như vậy!
DIỆU ANH