Đây là nguồn năng lượng xanh - sạch, thân thiện với môi trường, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dù chưa thể thay thế hoàn toàn được điện máy dầu diesel nhưng thành công mô hình này đã mở ra hướng cấp điện cho Côn Đảo nói riêng và các vùng biển đảo nói chung.
Hiện người dân huyện Côn Đảo đang được cấp điện chủ yếu từ nguồn diesel của 2 nhà máy điện (Nhà máy điện Trung tâm và Nhà máy điện An Hội) với tổng công suất thiết kế 8,56MW, công suất khả dụng 5,12MW, cung cấp cho 2.100 hộ dân sinh sống trên huyện đảo. Cùng với nguồn điện từ nhiên liệu dầu diesel, Côn Đảo đang sử dụng thêm nguồn điện Mặt trời từ 7 giàn module quang điện, 2 bộ biến đổi từ điện một chiều thành điện xoay chiều, công suất 36kW với sản lượng điện ước tính hơn 50MWh/năm.
Ông Đoàn Văn Tranh, Giám đốc Điện lực Côn Đảo, chia sẻ tuy chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng khi triển khai đã mang lại nhiều lợi ích. Bởi, nếu phát điện bằng máy dầu diesel, chi phí để tạo ra 1kWh điện khoảng 6.500 đồng. Trong khi đó, con số này của điện năng lượng Mặt trời chỉ khoảng 4.500 đồng/kWh và dự kiến sẽ còn thấp hơn nhiều do giá thành của pin Mặt trời đã giảm mạnh so với 3 năm trước. Hơn nữa, với công nghệ ngày càng phát triển sẽ giúp tuổi thọ của các tấm pin Mặt trời ngày càng tăng (tuổi thọ trung bình hiện nay là 25-30 năm).
Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam, trong thời gian tới sẽ đầu tư tại Côn Đảo dự án lắp đặt pin năng lượng Mặt trời với tổng công suất 3MW (giai đoạn 1 công suất 1,5MW). Dự kiến, dự án sẽ thực hiện tại khu vực bãi Đất Dốc với diện tích 43,4ha, tổng kinh phí khoảng 180 tỷ đồng. Với dự án này, nguồn điện sẽ đủ để người dân Côn Đảo, các cơ sở lưu trú, khách sạn phát triển ngành nghề; tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội tại huyện đảo.
Có thể nói, dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành điện vẫn đang nỗ lực tìm hướng phát triển điện “sạch” từ năng lượng tái tạo và cụ thể là điện Mặt trời. Theo nhiều chuyên gia, cũng như từ thực tế triển khai đã cho thấy, điện Mặt trời là phương án tối ưu trong bối cảnh sức ép về nhu cầu năng lượng để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo môi trường sống.
Hiện người dân huyện Côn Đảo đang được cấp điện chủ yếu từ nguồn diesel của 2 nhà máy điện (Nhà máy điện Trung tâm và Nhà máy điện An Hội) với tổng công suất thiết kế 8,56MW, công suất khả dụng 5,12MW, cung cấp cho 2.100 hộ dân sinh sống trên huyện đảo. Cùng với nguồn điện từ nhiên liệu dầu diesel, Côn Đảo đang sử dụng thêm nguồn điện Mặt trời từ 7 giàn module quang điện, 2 bộ biến đổi từ điện một chiều thành điện xoay chiều, công suất 36kW với sản lượng điện ước tính hơn 50MWh/năm.
Ông Đoàn Văn Tranh, Giám đốc Điện lực Côn Đảo, chia sẻ tuy chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng khi triển khai đã mang lại nhiều lợi ích. Bởi, nếu phát điện bằng máy dầu diesel, chi phí để tạo ra 1kWh điện khoảng 6.500 đồng. Trong khi đó, con số này của điện năng lượng Mặt trời chỉ khoảng 4.500 đồng/kWh và dự kiến sẽ còn thấp hơn nhiều do giá thành của pin Mặt trời đã giảm mạnh so với 3 năm trước. Hơn nữa, với công nghệ ngày càng phát triển sẽ giúp tuổi thọ của các tấm pin Mặt trời ngày càng tăng (tuổi thọ trung bình hiện nay là 25-30 năm).
Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam, trong thời gian tới sẽ đầu tư tại Côn Đảo dự án lắp đặt pin năng lượng Mặt trời với tổng công suất 3MW (giai đoạn 1 công suất 1,5MW). Dự kiến, dự án sẽ thực hiện tại khu vực bãi Đất Dốc với diện tích 43,4ha, tổng kinh phí khoảng 180 tỷ đồng. Với dự án này, nguồn điện sẽ đủ để người dân Côn Đảo, các cơ sở lưu trú, khách sạn phát triển ngành nghề; tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội tại huyện đảo.
Có thể nói, dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành điện vẫn đang nỗ lực tìm hướng phát triển điện “sạch” từ năng lượng tái tạo và cụ thể là điện Mặt trời. Theo nhiều chuyên gia, cũng như từ thực tế triển khai đã cho thấy, điện Mặt trời là phương án tối ưu trong bối cảnh sức ép về nhu cầu năng lượng để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo môi trường sống.