Mô hình chính quyền đô thị - Cần được thể chế hóa, triển khai trong thực tế

Từ năm 2006, TPHCM đã đầu tư công sức để nghiên cứu đề án chính quyền đô thị và đề nghị Trung ương cho thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, TP chưa được “bật đèn xanh” triển khai. Trước thách thức trở thành siêu đô thị có trên 10 triệu người trong tương lai, TPHCM cần phải tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với đặc trưng riêng để tạo sức bật phát triển, hội nhập nhanh với khu vực lẫn thế giới.
Mô hình chính quyền đô thị - Cần được thể chế hóa, triển khai trong thực tế

Từ năm 2006, TPHCM đã đầu tư công sức để nghiên cứu đề án chính quyền đô thị và đề nghị Trung ương cho thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, TP chưa được “bật đèn xanh” triển khai. Trước thách thức trở thành siêu đô thị có trên 10 triệu người trong tương lai, TPHCM cần phải tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với đặc trưng riêng để tạo sức bật phát triển, hội nhập nhanh với khu vực lẫn thế giới.

  • Quản lý đô thị còn manh mún

Theo các chuyên gia hành chính, việc áp dụng chung một mô hình chính quyền địa phương ở tất cả các cấp đơn vị hành chính tỉnh, TP (không phân biệt nông thôn hay thành thị) hiện nay giống như may một chiếc áo cùng cỡ và bắt mọi người cùng mặc. Điều bất hợp lý lưu cữu này không chỉ trái với quy luật phát triển và nguyên tắc mỗi cộng đồng dân cư phải có bộ máy chính quyền phù hợp, mà còn đang gây nhiều trở ngại cho việc điều hành, quản lý và thực thi mục tiêu phát triển bền vững, hiện đại của các đô thị lớn như TPHCM.

Nhiều cán bộ lãnh đạo cấp TP và quận huyện ở TPHCM cho rằng có nhiều vấn đề cấp thiết trong quy hoạch, kiến trúc, thực hiện dự án dân sinh trọng điểm, giải quyết tình trạng kẹt xe, ngập nước… rất cần sự chỉ đạo nhanh, thống nhất và linh hoạt. Thế nhưng, do tổ chức chính quyền 3 cấp như hiện nay nên luôn bộc lộ sự chậm trễ, chồng lấn nhiệm vụ, quyền hạn, thiếu phối hợp nhịp nhàng, thậm chí đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau…

Những cản trở này gây lãng phí thời gian, tăng chi phí đầu tư, làm thiệt hại quyền lợi không đáng có cho người dân. Trong khi đô thị là một thể thống nhất thì việc phân cấp quản lý địa bàn dân cư một cách tách bạch, chia cắt, xé lẻ theo 3 cấp chính quyền (TP, quận huyện, phường xã) đang tạo ra nhiều bất cập, hệ lụy xấu.

Cụ thể, như nhiều tuyến đường chạy qua nhiều quận nhưng lại chịu sự chi phối quản lý về quy hoạch, sử dụng vỉa hè, cấp số nhà, trật tự xã hội… khác nhau. Việc phân cấp, giao cho quận huyện, phường xã nhiều quyền hạn hơn cũng bộc lộ không ít hạn chế, tạo thêm áp lực quản lý vượt khả năng của chính quyền địa phương.

Do thiếu nguồn nhân lực - cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm - nên việc lập quy hoạch, thực hiện các dự án liên quan đến việc chỉnh trang đô thị, hạ tầng giao thông… bị xé lẻ, thiếu đồng bộ. Chưa kể việc chồng chéo trong quản lý, phân cấp cũng làm chậm tiến độ thực hiện quy hoạch chung cũng như giải quyết những vấn đề bức xúc của TP.

Người dân đang được nhân viên Cục thuế TPHCM giải đáp thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: CAO THĂNG

Người dân đang được nhân viên Cục thuế TPHCM giải đáp thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: CAO THĂNG

Từ thực tiễn, ông Trần Văn Lưu, Chủ tịch UBND quận 10, cho biết, thẩm quyền của quận được giao phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết 1/500, 1/2.000 nhưng khi triển khai lại vướng do địa bàn quận có một số khu đất do quân đội quản lý, phải chờ quy hoạch bổ sung. Đối với những dự án liên quận, TP phải đứng ra chỉ đạo để phối hợp thực hiện…

Trong nhiều cuộc họp xử lý các vấn đề tồn đọng của TP, không ít lãnh đạo TPHCM phải bực mình vì sự đùn đẩy trong thực hiện, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp, các ngành. Hệ quả là phải họp hành nhiều, xử lý công việc chậm, chất lượng kém nhưng khó quy trách nhiệm cụ thể cho ai.

  • Cần sự ổn định về tài chính

Theo ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, với điều kiện lịch sử, đặc thù và mục tiêu phát triển bền vững theo hướng hiện đại, văn minh TPHCM phải có quyền hạn riêng khác những TP khác để quản lý, điều hành và giải quyết hàng loạt vấn đề “nóng” của đô thị, như chuyện quy hoạch bát nháo, cải thiện nâng cấp hạ tầng cơ sở, giảm ùn tắc giao thông, xóa ngập nước, kéo giảm tội phạm hình sự…

Ngoài giải quyết căn cơ những vấn đề nóng của TP và tạo thêm sức mạnh để phát triển, hội nhập nhanh với khu vực, thế giới, có 3 vấn đề đặt ra đối với việc phải hình thành chính quyền đô thị. Thứ nhất, TP cần có sự ổn định về điều tiết ngân sách hàng năm. Làm kinh tế thì phải biết có trong tay bao nhiêu vốn và đầu tư cho các dự án thì phải biết mình có bao nhiêu tiền, thời gian hoàn vốn ra sao… Như thế, TP phải xác định được nguồn ngân sách ổn định mỗi năm là bao nhiêu để có thể lo cho 10 triệu dân hoặc cao hơn.

Hiện tại, việc phân bổ ngân sách cho TP theo tỷ lệ trích lại từ tổng thu ngân sách hàng năm thường không ổn định (năm cao, năm thấp) đã khiến TP luôn bị động, khó có thể đầu tư cho các mục tiêu lớn, dự án trọng điểm. Vì thế, Trung ương nên xem xét, phân bổ ngân sách ổn định trong 5 năm để TP điều hành chính sách tài chính ổn định. Thứ hai, xét theo yêu cầu phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững thì phải cho TP quyền tổ chức bộ máy hành chính phù hợp với thực tiễn (không thể giống 100% các TP khác).

Theo đó, để có thể điều hành, quản lý và xử lý nhanh các vấn đề phát sinh “nóng, bức xúc” của siêu đô thị. TP có quyền hình thành, giải thể một số cơ quan, lĩnh vực trong bộ máy hành chính. Điều này sẽ mang lại hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí. Cần tăng quyền cho Chủ tịch UBNDTP mạnh tay xử lý một số việc của đô thị như tội phạm hình sự, đua xe trái phép…  

KHÁNH BÌNH

Tin cùng chuyên mục