Mọi hành vi cản trở tác nghiệp báo chí đều phải bị lên án

Để có tác phẩm báo chí hay, mang lại những hiệu ứng xã hội lớn thì ngoài tài năng, sự dấn thân của nhà báo, cũng cần phải có môi trường bảo vệ tác nghiệp tốt để các nhà báo yên tâm được bảo vệ. Chính vì thế bên cạnh chế tài xử lý nghiêm, thì hành vi cản trở tác nghiệp đúng pháp luật của nhà báo cũng cần phải bị lên án mạnh mẽ- đây là vấn đề được đưa ra thảo luận sôi nổi tại lớp tập huấn với chủ đề “Bảo vệ an toàn nhà báo”- do Văn phòng UNESCO phối hợp với Bộ TT-TT tổ chức ngày 12-8, tại Hà Nội.
Mọi hành vi cản trở tác nghiệp báo chí đều phải bị lên án

(SGGPO).- Để có tác phẩm báo chí hay, mang lại những hiệu ứng xã hội lớn thì ngoài tài năng, sự dấn thân của nhà báo, cũng cần phải có môi trường bảo vệ tác nghiệp tốt để các nhà báo yên tâm được bảo vệ. Chính vì thế bên cạnh chế tài xử lý nghiêm, thì hành vi cản trở tác nghiệp đúng pháp luật của nhà báo cũng cần phải bị lên án mạnh mẽ- đây là vấn đề được đưa ra thảo luận sôi nổi tại lớp tập huấn với chủ đề “Bảo vệ an toàn nhà báo”- do Văn phòng UNESCO phối hợp với Bộ TT-TT tổ chức ngày 12-8, tại Hà Nội.

Chia sẻ quan điểm này ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Quản lý Báo chí Trung ương - Cục Báo chí - Bộ TT-TT nhấn mạnh: Việc đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhà báo, cơ quan báo chí mà còn ảnh hưởng đến quyền được thông tin của người dân, xã hội, phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật và cần phải lên án mạnh mẽ.

Phóng viên tác nghiệp

Luật Báo chí năm 2016 bảo hộ quyền tác nghiệp của nhà báo rất mạnh mẽ, đã quy định cụ thể quyền cũng như nghĩa vụ nhà báo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo, phóng viên; đồng thời cũng quy định chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về báo chí, trong đó có hành vi cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động đúng pháp luật.

Cũng phải nói thêm rằng, hành lang pháp lý bảo vệ tác nghiệp của nhà báo không chỉ riêng Luật Báo chí mà còn các quy định pháp luật có liên quan như: Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015...  Như vậy có thể khẳng định rằng, về mặt pháp lý, quyền tác nghiệp của nhà báo đã được bảo vệ một cách đầy đủ và chắc chắn khi tác nghiệp đúng pháp luật- ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Đồng tình quan điểm này, các học viên tham dự khóa tập huấn là các phóng viên, nhà quản lý đến từ nhiều đơn vị báo chí trong nước cũng cho rằng: Cơ quan báo chí cần tạo điều kiện để nhà báo được hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Xây dựng kế hoạch tác nghiệp của nhà báo, các phương án bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp, đặc biệt khi tác nghiệp về những vấn đề, địa bàn có thể phát sinh xung đột nguy hiểm; liên hệ với các cơ quan chức năng có liên quan để xem xét bảo vệ nhà báo, xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở tác nghiệp của nhà báo. Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về báo chí để nhà báo và người dân biết, hiểu và thực hiện. Đồng thời, Hội Nhà báo các cấp cần theo dõi, nắm tình hình các vụ cản trở tác nghiệp báo chí để yêu cầu, đề nghị cơ quan điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật các vụ xâm hại sức khỏe, tính mạng của nhà báo.

Cũng tại buổi tập huấn, các giảng viên và học viên cũng bàn luận tới các vấn đề vướng mắc trong quá trình tác nghiệp như quyền được cung cấp thông tin, trách nhiệm của người phát ngôn…

Mai An

Tin cùng chuyên mục