Mỗi năm có hơn 150.000 tấn phụ phẩm cần được "quay vòng"

Dự thảo “Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp giai đoạn 2023-2030” đặt mục tiêu đến năm 2030 có 60% phụ phẩm trồng trọt, 60% chất thải trong chăn nuôi nông hộ và trang trại được xử lý; 80% phụ phẩm lúa gạo được thu gom và tái sử dụng.

Tại hội thảo đóng góp ý kiến cho “Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp giai đoạn 2023-2030”, Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 8-11 ở Hà Nội, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, chất thải và phụ phẩm nông nghiệp hiện nay rất lớn, hơn 150.000 tấn/năm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu

Theo đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị, cần giảm lượng phế thải, tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng, tái chế. Nhưng, để xây dựng được nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn thì phải dựa trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất theo chuỗi khép kín, quản trị nông nghiệp tiên tiến.

Còn ông Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam và ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Chủ tịch Hội Trang trại và doanh nghiệp Việt Nam đề nghị có thêm chế tài xử lý tình trạng để lãng phí nhiều phụ phẩm nông nghiệp, như đốt rơm rạ, xả chất thải ra môi trường…

Tin cùng chuyên mục