Ngư ông đắc lợi
Trong buổi họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã không ngần ngại cho rằng, quyết định của ông Trump đã khẳng định tính chất đúng đắn của chiến lược “hai bên cùng đình chỉ” mà Trung Quốc đề xuất từ nhiều tháng nay. Theo đó, để mở đường cho đàm phán, Washington phải đình chỉ các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, còn Bình Nhưỡng thì đình chỉ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.
Không chỉ có vậy, ông Trump còn úp mở khả năng rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi bán đảo Triều Tiên vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Và khả năng này đang trở thành hiện thực khi cả Nhà Trắng lẫn Lầu Năm Góc đều xác nhận ngừng tập trận với Hàn Quốc. CNN dẫn lời Giám đốc China Power Project (Dự án Sức mạnh Trung Quốc) tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) Bonnie Glaser, khẳng định: “Đó là một chiến thắng vang dội đối với Trung Quốc”. Khả năng giảm bớt quân đội Mỹ tại khu vực này là mục tiêu chính sách của Trung Quốc trong nhiều năm, nhất là xét trong bối cảnh chiến lược xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn bị Bắc Kinh nhìn nhận như một cách kiềm chế sự trỗi dậy của nước này. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần “bực dọc” bởi mạng lưới liên minh của Mỹ trải rộng khắp khu vực châu Á và nhất là Đông Á, nơi binh lính và khí tài quân sự của Mỹ được bố trí tại cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc. Được biết, hiện có khoảng 28.000 lính Mỹ tại Hàn Quốc, con số này tại Nhật Bản là 49.000.
Theo chuyên gia Bonnie Glaser, Bắc Kinh xem việc dừng tập trận là “khúc dạo đầu” báo hiệu việc Mỹ rốt cuộc sẽ rút các lực lượng quân sự khỏi bán đảo Triều Tiên, hay thậm chí tốt hơn nữa, là báo trước khả năng xung đột trong quan hệ liên minh giữa Washington và Seoul vì: “Nếu họ chấm dứt các cuộc tập trận này, thì người dân Hàn Quốc sẽ bắt đầu đặt câu hỏi: tại sao quân đội Mỹ vẫn còn ở đó?”. Hôm 12-6, khi thông báo việc ngừng tập trận Mỹ - Hàn, Tổng thống Trump cho biết, việc rút quân đội Mỹ về nước chưa phải một phần kế hoạch, song ông “hy vọng điều đó rốt cuộc sẽ diễn ra”. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ hoàn toàn trái ngược với những sự bảo đảm từ quan chức quân sự cấp cao của ông đưa ra chỉ hơn 1 tuần lễ trước đó. Phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-la ở Singapore hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nỗ lực bảo đảm với các đồng minh tại khu vực châu Á của Mỹ rằng, Washington sẽ “trụ lại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Thông điệp lẫn lộn từ chính quyền Trump có vẻ lại là tiếng nhạc du dương đến tai Trung Quốc. “Người Trung Quốc chắc chắn muốn làm suy yếu các quan hệ đồng minh của Mỹ, họ muốn thiết lập một quá trình dẫn đến việc Mỹ rút quân khỏi khu vực… Tôi nghĩ, người Trung Quốc nhìn ra một cơ hội lớn tại đây”, chuyên gia Bonnie Glaser nhận định.
Dù quan hệ Mỹ - Triều tiến bước ra sao thì điều mà Trung Quốc quan tâm nhất đối với bán đảo vẫn bao gồm: Một là vấn đề sự ra đi hay ở lại của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Nếu bán đảo cuối cùng xuất hiện trạng thái chấm dứt chiến tranh, Triều Tiên cũng thực hiện từ bỏ vũ khí hạt nhân hoàn toàn, thì quân đội Mỹ không cần thiết ở lại Hàn Quốc. Nếu có thể khiến quân đội Mỹ rút khỏi bán đảo thì mới nói Trung Quốc đã giành được thắng lợi hoàn toàn ở Đông Bắc Á. Hai là vấn đề Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Nếu quân đội Mỹ rút khỏi bán đảo thì đương nhiên Mỹ cũng nên tháo dỡ THAAD, nhưng nếu quân đội Mỹ kiên trì không rút, việc tháo dỡ hay để lại THAAD chính là một vấn đề. Nếu Mỹ vẫn triển khai THAAD ở Hàn Quốc, đó chính là một tai họa ngầm đối với Trung Quốc, vấn đề bán đảo không được giải quyết triệt để. Tình hình hiện nay cho thấy Mỹ chắc chắn sẽ không cam tâm rút quân, rút THAAD khỏi bán đảo. Đây sẽ là một cuộc đọ sức kéo dài.
Nếu bán đảo Triều Tiên cuối cùng đi đến hòa bình thì sẽ rất có lợi cho sự phát triển của khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Cùng với việc Triều Tiên tập trung vào phát triển kinh tế, cải cách mở cửa, toàn bộ Đông Bắc Á sẽ hình thành khu vực kinh tế phát triển sôi nổi nhất, triển vọng nhất thế giới. Khu vực này tập trung 5 quốc gia gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Triều Tiên, có khả năng còn có sự tham gia của Mỹ và Mông Cổ. Giá trị kinh tế trong tương lai của khu vực này là không thể ước đoán. Khu vực Đông Bắc của Trung Quốc luôn ở trong tình trạng thua kém trong tiến trình phát triển của Trung Quốc, sẽ có cơ hội phát triển lớn chưa từng có.
Trong buổi họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã không ngần ngại cho rằng, quyết định của ông Trump đã khẳng định tính chất đúng đắn của chiến lược “hai bên cùng đình chỉ” mà Trung Quốc đề xuất từ nhiều tháng nay. Theo đó, để mở đường cho đàm phán, Washington phải đình chỉ các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, còn Bình Nhưỡng thì đình chỉ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.
Không chỉ có vậy, ông Trump còn úp mở khả năng rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi bán đảo Triều Tiên vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Và khả năng này đang trở thành hiện thực khi cả Nhà Trắng lẫn Lầu Năm Góc đều xác nhận ngừng tập trận với Hàn Quốc. CNN dẫn lời Giám đốc China Power Project (Dự án Sức mạnh Trung Quốc) tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) Bonnie Glaser, khẳng định: “Đó là một chiến thắng vang dội đối với Trung Quốc”. Khả năng giảm bớt quân đội Mỹ tại khu vực này là mục tiêu chính sách của Trung Quốc trong nhiều năm, nhất là xét trong bối cảnh chiến lược xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn bị Bắc Kinh nhìn nhận như một cách kiềm chế sự trỗi dậy của nước này. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần “bực dọc” bởi mạng lưới liên minh của Mỹ trải rộng khắp khu vực châu Á và nhất là Đông Á, nơi binh lính và khí tài quân sự của Mỹ được bố trí tại cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc. Được biết, hiện có khoảng 28.000 lính Mỹ tại Hàn Quốc, con số này tại Nhật Bản là 49.000.
Theo chuyên gia Bonnie Glaser, Bắc Kinh xem việc dừng tập trận là “khúc dạo đầu” báo hiệu việc Mỹ rốt cuộc sẽ rút các lực lượng quân sự khỏi bán đảo Triều Tiên, hay thậm chí tốt hơn nữa, là báo trước khả năng xung đột trong quan hệ liên minh giữa Washington và Seoul vì: “Nếu họ chấm dứt các cuộc tập trận này, thì người dân Hàn Quốc sẽ bắt đầu đặt câu hỏi: tại sao quân đội Mỹ vẫn còn ở đó?”. Hôm 12-6, khi thông báo việc ngừng tập trận Mỹ - Hàn, Tổng thống Trump cho biết, việc rút quân đội Mỹ về nước chưa phải một phần kế hoạch, song ông “hy vọng điều đó rốt cuộc sẽ diễn ra”. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ hoàn toàn trái ngược với những sự bảo đảm từ quan chức quân sự cấp cao của ông đưa ra chỉ hơn 1 tuần lễ trước đó. Phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-la ở Singapore hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nỗ lực bảo đảm với các đồng minh tại khu vực châu Á của Mỹ rằng, Washington sẽ “trụ lại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Thông điệp lẫn lộn từ chính quyền Trump có vẻ lại là tiếng nhạc du dương đến tai Trung Quốc. “Người Trung Quốc chắc chắn muốn làm suy yếu các quan hệ đồng minh của Mỹ, họ muốn thiết lập một quá trình dẫn đến việc Mỹ rút quân khỏi khu vực… Tôi nghĩ, người Trung Quốc nhìn ra một cơ hội lớn tại đây”, chuyên gia Bonnie Glaser nhận định.
Dù quan hệ Mỹ - Triều tiến bước ra sao thì điều mà Trung Quốc quan tâm nhất đối với bán đảo vẫn bao gồm: Một là vấn đề sự ra đi hay ở lại của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Nếu bán đảo cuối cùng xuất hiện trạng thái chấm dứt chiến tranh, Triều Tiên cũng thực hiện từ bỏ vũ khí hạt nhân hoàn toàn, thì quân đội Mỹ không cần thiết ở lại Hàn Quốc. Nếu có thể khiến quân đội Mỹ rút khỏi bán đảo thì mới nói Trung Quốc đã giành được thắng lợi hoàn toàn ở Đông Bắc Á. Hai là vấn đề Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Nếu quân đội Mỹ rút khỏi bán đảo thì đương nhiên Mỹ cũng nên tháo dỡ THAAD, nhưng nếu quân đội Mỹ kiên trì không rút, việc tháo dỡ hay để lại THAAD chính là một vấn đề. Nếu Mỹ vẫn triển khai THAAD ở Hàn Quốc, đó chính là một tai họa ngầm đối với Trung Quốc, vấn đề bán đảo không được giải quyết triệt để. Tình hình hiện nay cho thấy Mỹ chắc chắn sẽ không cam tâm rút quân, rút THAAD khỏi bán đảo. Đây sẽ là một cuộc đọ sức kéo dài.
Nếu bán đảo Triều Tiên cuối cùng đi đến hòa bình thì sẽ rất có lợi cho sự phát triển của khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Cùng với việc Triều Tiên tập trung vào phát triển kinh tế, cải cách mở cửa, toàn bộ Đông Bắc Á sẽ hình thành khu vực kinh tế phát triển sôi nổi nhất, triển vọng nhất thế giới. Khu vực này tập trung 5 quốc gia gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Triều Tiên, có khả năng còn có sự tham gia của Mỹ và Mông Cổ. Giá trị kinh tế trong tương lai của khu vực này là không thể ước đoán. Khu vực Đông Bắc của Trung Quốc luôn ở trong tình trạng thua kém trong tiến trình phát triển của Trung Quốc, sẽ có cơ hội phát triển lớn chưa từng có.
Mỹ - Hàn quyết định tạm ngừng tập trận gây ra các phản ứng khác nhau. (Ảnh minh họa của Yonhap)
Đồng minh lo lắng Việc ông Trump quyết hủy bỏ các cuộc tập trận Mỹ - Hàn lập tức gây quan ngại tới hai đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ trong khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã công khai lên tiếng khẳng định tính chất tối cần thiết của các cuộc tập trận chung với Mỹ. Trả lời một câu hỏi của nhà báo về quyết định bất ngờ của Tổng thống Mỹ vào hôm qua, ông Onodera nhấn mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc cũng như các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn đóng vai trò “quan trọng sống còn” đối với an ninh Đông Á. Phát biểu với báo giới sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, Bộ trưởng Onodera cho biết: “Nhật Bản sẽ tìm cách đạt được một hiểu biết chung với Mỹ và Hàn Quốc về việc này”. Phía Hàn Quốc - nước được xem là đối tượng liên quan chính trong quyết định của Tổng thống Mỹ, chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in đã không che giấu thái độ bối rối, vì không hề được báo trước về quyết định này. Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, phủ tổng thống nước này chỉ cho rằng việc tạm dừng các cuộc tập trận Mỹ - Hàn “có lẽ là cần thiết” để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Phải đến ngày 20-6, hơn 1 tuần sau lời tuyên bố bất ngờ của ông Trump, Cố vấn đặc biệt về vấn đề thống nhất, ngoại giao và an ninh Phủ Tổng thống Hàn Quốc Moon Chung-in mới đưa ra phản ứng cho rằng khu vực Đông Bắc Á vẫn tồn tại bất ổn về mặt chiến lược, do đó bất cứ sự thay đổi nào về quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc hoặc về vị thế quan hệ đồng minh Hàn - Mỹ đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định trong khu vực. Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc (KBS World Radio), Cố vấn Moon Chung-in nhấn mạnh, mặc dù hai nước Hàn - Mỹ đã tuyên bố tạm dừng tập trận chung trong thời gian diễn ra đàm phán Mỹ - Triều, song quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc là vấn đề liên quan tới quan hệ đồng minh Hàn - Mỹ. Chính vì vậy, quân đội Mỹ cần tiếp tục đóng tại Hàn Quốc. Ông Moon Chung-in cảnh báo, nếu Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in liên hệ vấn đề Hiệp định đình chiến chuyển sang Hiệp định hòa bình với việc giảm quân đồn trú Mỹ tại Hàn Quốc, thì sẽ gây ra hỗn loạn lớn về mặt chính trị, làm mất đi động lực xúc tiến tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
Theo các chuyên gia về an ninh khu vực, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng là rất có lợi cho Trung Quốc vì việc giảm bớt lực lượng Mỹ ở vùng Đông Á sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực, hỗ trợ cho đà vươn lên của Trung Quốc.
Ông Michael Kovrig, chuyên gia tổ chức International Crisis Group, giải thích: “Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc là một biểu tượng chính trị về sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực trên mọi lãnh vực, từ kinh tế đến an ninh, với Hàn Quốc và Nhật Bản là hai đồng minh chủ chốt. Khi Mỹ ngừng các cuộc tập trận, rồi sau đó tiến tới việc rút quân, điều đó có nguy cơ tạo ra cảm nhận của các nước châu Á là nước Mỹ, dưới thời của Tổng thống Trump, đang bỏ rơi khu vực Đông Á. Điều đó đương nhiên rất có lợi cho Trung Quốc, vì nước này đang mơ ước tăng cường ảnh hưởng, tăng cường sức mạnh quân sự, tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực. Quyết định của ông Trump do đó đặt ra vấn đề tương quan lực lượng và cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ”