Hôm qua 17-10, khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI

Năm 2007: tăng trưởng GDP 8,3%-8,5%

Phân phối thu nhập quốc dân: Chưa thật sự công khai, minh bạch
Năm 2007: tăng trưởng GDP 8,3%-8,5%

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:
Tôi cảm nhận được những nỗ lực rất lớn của toàn dân...

"Với tư cách một đại biểu Quốc hội, tôi cảm nhận được những nỗ lực rất lớn của toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ trong thời gian qua. Trong điều kiện có nhiều khó khăn thách thức, thiên tai, dịch bệnh... giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và xã hội ổn định như vậy là rất đáng mừng.

Một nỗi trăn trở lớn của tôi là chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế chưa cao. Đây là vấn đề rất quan trọng phải tính đến, nhất là tới đây, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có thêm cơ hội nhưng cũng thêm nhiều thách thức mới.

Nâng cao chất lượng tăng trưởng là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai mà làm được ngay, nhưng chắc chắn chúng ta phải đẩy mạnh công cuộc cơ cấu lại kinh tế, huy động mọi nguồn đầu tư, tập trung vào những lĩnh vực khoa học-kỹ thuật then chốt, công nghệ cao... thì mới phát triển bền vững được”.

Anh Phương ghi

  • Thảo luận, thông qua 11 dự án luật

Hôm qua, 17-10, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Dự lễ khai mạc có Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các đồng chí nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt; cùng nhiều đồng chí lão thành cách mạng, các vị trong đoàn ngoại giao… 

Phân phối thu nhập quốc dân: Chưa thật sự công khai, minh bạch  

Năm 2007: tăng trưởng GDP 8,3%-8,5% ảnh 1

Toàn cảnh Hội trường Ba Đình trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI.
Ảnh: MINH ĐIỀN

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: đây là kỳ họp cuối năm có nhiều nội dung quan trọng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, tham gia nhiều ý kiến thiết thực, góp phần tích cực vào thành công của kỳ họp (xem trích phát biểu đăng trên số báo này).Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2006 và nhiệm vụ năm 2007 trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu 4 nhóm giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 8,3%-8,5% trong năm 2007 (xem bài lược ghi trong số báo này).

Báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của QH Nguyễn Đức Kiên nhất trí với dự kiến của Chính phủ, cho rằng GDP tăng 8,3-8,5% là phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, phải phát triển kinh tế nhanh và bền vững, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Về tình hình năm 2006, theo ông Nguyễn Đức Kiên, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 vượt kế hoạch, duy trì ở mức cao, nhưng vẫn thấp hơn mức đã đạt được của năm 2005.

Bên cạnh đó, nhìn chung hiệu quả và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế chưa có chuyển biến một phần đáng kể thu nhập quốc dân vẫn được phân phối chưa thật sự công khai, minh bạch, còn lòng vòng, tình trạng vụ lợi hoặc phân phối còn bình quân.

Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của QH đề nghị Chính phủ cần phân tích sâu sắc các nguyên nhân trực tiếp tác động đến tình hình, nhất là nguyên nhân chủ quan.  

Phát triển toàn diện: Không phải “cái gì cũng làm” 

Năm 2007: tăng trưởng GDP 8,3%-8,5% ảnh 2

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh với các nữ đại biểu Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10.
Ảnh: MINH ĐIỀN

Trong các kiến nghị để thực hiện nhiệm vụ năm 2007, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH nhấn mạnh tới việc thực hiện có hiệu quả các cam kết AFTA, APEC, BTA và các cam kết quốc tế khác, đặc biệt là các cam kết với WTO khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này.

Chính phủ cần khẩn trương xác định chương trình hành động thật cụ thể trong phạm vi cả nước.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, để giảm thiểu những thua thiệt, nâng cao khả năng cạnh tranh, cần thống nhất quan điểm phát triển toàn diện không đồng nghĩa với “khép kín”, “cái gì cũng làm”.

Một vấn đề quan trọng khác được ông Nguyễn Đức Kiên nhắc tới là cần tập trung giải quyết tốt vấn đề tổ chức bộ máy và cán bộ công chức theo hướng tinh gọn, rõ ràng về trách nhiệm, gắn quyền với trách nhiệm, đề cao kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành pháp luật và trách nhiệm công vụ, xử lý thật nghiêm vi phạm.

Thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2006 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2007, Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của QH đề nghị Chính phủ giải trình về việc năm 2007 chỉ có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương, giảm 4 tỉnh so với thời kỳ 2004-2007. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, đó là các tỉnh: Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Nguyên nhân là do, từ năm 2004 đến nay, Nhà nước ban hành nhiều chế độ chính sách làm tăng chi ngân sách địa phương (cải cách tiền lương, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi…). Đồng thời, từ năm 2007 không giao thu xổ số kiến thiết (phần ngân sách địa phương được hưởng 100%) nên có tác động lớn tới 4 tỉnh trên.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Kiên, Luật Ngân sách Nhà nước quy định là sau mỗi kỳ ổn định ngân sách thì số tỉnh, thành phố tự cân đối và số tỉnh, thành phố có số thu điều tiết về ngân sách Trung ương phải tăng lên; số tỉnh, thành phố nhận trợ cấp của Trung ương phải giảm xuống. Vì thế, giải trình như của Chính phủ là chưa thỏa đáng. 

NHÓM PHÓNG VIÊN

Năm 2007: tăng trưởng GDP 8,3%-8,5% ảnh 3

Tin cùng chuyên mục