Theo Rospotrebnadzor, kể từ ngày 1-11-2012 đến nay, cơ quan này đã kiểm tra hơn 25.000 website và phát hiện hơn 23.700 website chứa các thông tin về cách thức tự tử hoặc kích động tự tử trong thanh thiếu niên. Hiện Rospotrebnadzor đang phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật kiểm soát nội dung đăng tải trên các website nói trên. Còn theo Cơ quan giám sát Internet tại Nga Roskomnadzor, chỉ tính riêng trong năm 2016, cơ quan này đã phát hiện và khóa 4.751 trang mạng có chỉ dẫn và kích động tự tử.
Những con số trên cho thấy, hiện tượng tự tử ở giới trẻ đã trở thành một vấn đề xã hội nóng bỏng ở Nga. Theo những cơ quan giám sát các trang mạng độc hại, các thanh thiếu niên dễ bị lôi kéo khi tham gia vào các Nhóm tử thần, tên gọi của các trang web, mạng xã hội có nội dung gây xáo động tâm lý và khuyến khích tham gia những thử thách để chúng tỏ bản thân, nhưng thực chất lại là những con đường để tìm đến cái chết.
Đầu năm nay tại Nga đã xảy ra hàng loạt vụ tự tử có liên quan đến trò chơi trên mạng xã hội là Cá voi xanh. Thử thách bắt đầu từ những thứ đơn giản như xem phim kinh dị cho đến tự làm tổn thương bản thân và cuối cùng, vào ngày thứ 50 của thử thách, người chơi sẽ chọn một địa điểm để tự sát. Bắt đầu từ Nga, trò chơi này đã lan ra cả thế giới. Rất nhiều người trở thành nạn nhân của Cá voi xanh, khiến những nhà hoạt động xã hội phải liên tục cảnh báo cũng như lưu ý gia đình có con trong tuổi thiếu niên hãy để ý, quan tâm đến con cái nhiều hơn. Giới chuyên gia cho rằng, hoạt động xúi giục tự sát xuất phát từ vấn đề mà các nhà tâm lý học gọi là sự cô đơn trong xã hội. Chỉ tính riêng trong năm 2016, tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử tại Nga là 720 người, tăng cao hơn so với con số 461 trường hợp trong năm 2015.
Để ngăn chặn sự truyền bá tư tưởng độc hại từ các Nhóm tử thần trên mạng, một đạo luật tại Nga đã ra đời vào tháng 6 năm nay. Theo đạo luật trên, người phạm tội xúi giục, hỗ trợ các công cụ để tự sát sẽ lãnh mức án cao nhất là 6 năm tù giam. Người quản lý các nhóm và tổ chức có đăng các nội dung kích động việc tự tử trên phương tiện truyền thông cũng sẽ chịu mức án tương tự. Mới đây, các nghị sĩ trong đảng Nước Nga thống nhất đã đề xuất tăng mức phạt lên 15 năm tù để răn đe mạnh mẽ hơn các Nhóm tử thần.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ở Nga đã tiến hành các biện pháp tuyên truyền giáo dục thanh thiếu niên trong việc sử dụng Internet một cách lành mạnh. Các nhà hoạt động xã hội thuộc tổ chức Vệ binh trẻ của đảng Nước Nga thống nhất đã mở chiến dịch tăng cường ý thức cho thanh thiếu niên và phụ huynh về hành vi tự sát, đăng tải các video trên mạng, tuyên truyền chống lại các nhóm khuyến khích tìm đến trò chơi tử thần. Giới chức trách Nga cũng đang cân nhắc việc lắp đặt bộ kiểm soát truy cập WiFi tại các trường phổ thông nhằm theo dõi các trang mạng có nội dung độc hại được học sinh truy cập nhiều.
Những con số trên cho thấy, hiện tượng tự tử ở giới trẻ đã trở thành một vấn đề xã hội nóng bỏng ở Nga. Theo những cơ quan giám sát các trang mạng độc hại, các thanh thiếu niên dễ bị lôi kéo khi tham gia vào các Nhóm tử thần, tên gọi của các trang web, mạng xã hội có nội dung gây xáo động tâm lý và khuyến khích tham gia những thử thách để chúng tỏ bản thân, nhưng thực chất lại là những con đường để tìm đến cái chết.
Đầu năm nay tại Nga đã xảy ra hàng loạt vụ tự tử có liên quan đến trò chơi trên mạng xã hội là Cá voi xanh. Thử thách bắt đầu từ những thứ đơn giản như xem phim kinh dị cho đến tự làm tổn thương bản thân và cuối cùng, vào ngày thứ 50 của thử thách, người chơi sẽ chọn một địa điểm để tự sát. Bắt đầu từ Nga, trò chơi này đã lan ra cả thế giới. Rất nhiều người trở thành nạn nhân của Cá voi xanh, khiến những nhà hoạt động xã hội phải liên tục cảnh báo cũng như lưu ý gia đình có con trong tuổi thiếu niên hãy để ý, quan tâm đến con cái nhiều hơn. Giới chuyên gia cho rằng, hoạt động xúi giục tự sát xuất phát từ vấn đề mà các nhà tâm lý học gọi là sự cô đơn trong xã hội. Chỉ tính riêng trong năm 2016, tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử tại Nga là 720 người, tăng cao hơn so với con số 461 trường hợp trong năm 2015.
Để ngăn chặn sự truyền bá tư tưởng độc hại từ các Nhóm tử thần trên mạng, một đạo luật tại Nga đã ra đời vào tháng 6 năm nay. Theo đạo luật trên, người phạm tội xúi giục, hỗ trợ các công cụ để tự sát sẽ lãnh mức án cao nhất là 6 năm tù giam. Người quản lý các nhóm và tổ chức có đăng các nội dung kích động việc tự tử trên phương tiện truyền thông cũng sẽ chịu mức án tương tự. Mới đây, các nghị sĩ trong đảng Nước Nga thống nhất đã đề xuất tăng mức phạt lên 15 năm tù để răn đe mạnh mẽ hơn các Nhóm tử thần.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ở Nga đã tiến hành các biện pháp tuyên truyền giáo dục thanh thiếu niên trong việc sử dụng Internet một cách lành mạnh. Các nhà hoạt động xã hội thuộc tổ chức Vệ binh trẻ của đảng Nước Nga thống nhất đã mở chiến dịch tăng cường ý thức cho thanh thiếu niên và phụ huynh về hành vi tự sát, đăng tải các video trên mạng, tuyên truyền chống lại các nhóm khuyến khích tìm đến trò chơi tử thần. Giới chức trách Nga cũng đang cân nhắc việc lắp đặt bộ kiểm soát truy cập WiFi tại các trường phổ thông nhằm theo dõi các trang mạng có nội dung độc hại được học sinh truy cập nhiều.