Ngành công thương 5 thành phố lớn: Bàn giải pháp phát triển thương mại nội địa

Ngày 6-7, tại Hà Nội, 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ phối hợp tổ chức hội nghị ngành công thương lần thứ 3. Với chủ đề “5 thành phố đồng hành cùng DN phát triển hệ thống thương mại nội địa trong tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế”, hội nghị đã trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương; bàn và triển khai công tác phối hợp trên các lĩnh vực đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, khuyến công…

(SGGP).- Ngày 6-7, tại Hà Nội, 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ phối hợp tổ chức hội nghị ngành công thương lần thứ 3. Với chủ đề “5 thành phố đồng hành cùng DN phát triển hệ thống thương mại nội địa trong tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế”, hội nghị đã trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương; bàn và triển khai công tác phối hợp trên các lĩnh vực đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, khuyến công…

Đại diện Sở Công thương TPHCM đã trao đổi kinh nghiệm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đây không phải hoạt động phong trào mà đã trở thành chương trình hành động, có định hướng triển khai dài hạn và liên tục. Để thực hiện tốt cuộc vận động, TPHCM đang triển khai đồng loạt các chương trình như chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng lương thực phẩm, mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, mặt hàng sữa và thuốc chữa bệnh. Theo đó, TPHCM đang thực hiện đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020; Đề án chiến lược phát triển chăn nuôi TPHCM tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá đến năm 2015; Chương trình kiểm soát giá cả thị trường...

Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển hệ thống thương mại nội địa, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, cần đưa ra giải pháp đổi mới và nâng cao công tác quản lý chợ theo hướng văn minh. Các cơ quan nhà nước rà soát để điều chỉnh, ban hành các chính sách ưu đãi về đất đai, vốn… nhằm khuyến khích việc đầu tư khai thác, kinh doanh và quản lý chợ của các DN. Khảo sát nhu cầu để nghiên cứu, xây dựng các dịch vụ hỗ trợ như kho đông lạnh, dịch vụ hàng hóa, kiểm tra chất lượng, xuất xứ hàng hóa trước khi đưa vào chợ… Nghiên cứu và thực hiện việc chuyển đổi các chợ lớn tại trung tâm TP thành trung tâm mua sắm.

TH.HẢI

Tin cùng chuyên mục