Ngành dệt may Việt Nam cần liên kết để gia tăng nội lực

Quá phụ thuộc vào nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu, thiếu sự kết nối trực tiếp với thị trường, năng suất lao động thấp, chi phí vốn quá cao, trong khi chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu…, là những rào cản khiến ngành dệt may Việt Nam đang phát triển mất cân đối, dễ bị tổn thương.

Quá phụ thuộc vào nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu, thiếu sự kết nối trực tiếp với thị trường, năng suất lao động thấp, chi phí vốn quá cao, trong khi chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu…, là những rào cản khiến ngành dệt may Việt Nam đang phát triển mất cân đối, dễ bị tổn thương.

Ngành dệt may đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp. Chỉ tính trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu dệt may ước đạt 17,6 tỷ USD, tăng 10% so cùng kỳ 2014. Tuy nhiên, sự phát triển này được đánh giá là không bền vững. Bởi vì hơn 80% nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu. Sự biến động giá nhiên liệu, điện, biến động tỷ giá vừa qua đã và đang tác động nghiêm trọng đến hoạt động của toàn ngành. Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước chủ yếu là quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu, giá thành lại cao, kém cạnh tranh.

Theo bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong bối cảnh dệt may thế giới đang có sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất hàng may mặc đã chuyển nhà máy đến Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Myanmar, đây sẽ là cơ hội lớn để ngành dệt may có cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, cần đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng cho ngành dệt may. Trong đó, phải tăng cường mối liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất hàng may mặc với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu, để giảm giá thành sản xuất. Đây cũng là cách để hàng may mặc Việt Nam đáp ứng quy tắc xuất xứ nội địa, để hưởng lợi từ các hiệp định thương mại. Chuẩn bị nội lực bước vào sân chơi lớn toàn cầu, doanh nghiệp dệt may phải chủ động liên kết để tạo thành một dây chuyền khép kín, từ việc cung cấp nguyên phụ liệu đến thành phẩm và xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần tập trung vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, may, marketing và phân phối sản phẩm; chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp.

MINH HẢI

Tin cùng chuyên mục