Nghĩ và ghi

Trần Bảo Hưng đã từng nhiều năm làm Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ của Báo Đại Đoàn Kết, cho đến khi nghỉ hưu. Trong làng báo mọi người vẫn nhắc đến một Trần Bảo Hưng “cái gì cũng tỏ, chuyện ở đâu cũng tường”, cùng những nhận định, ý kiến khá sắc sảo của ông. Trần Bảo Hưng mới cho ra mắt tập sách ngót nghét 250 trang, với tựa đề: Tùy bút chính luận Nghĩ và ghi, do Nhà Xuất bản Lao Động ấn hành.

Trần Bảo Hưng đã từng nhiều năm làm Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ của Báo Đại Đoàn Kết, cho đến khi nghỉ hưu. Trong làng báo mọi người vẫn nhắc đến một Trần Bảo Hưng “cái gì cũng tỏ, chuyện ở đâu cũng tường”, cùng những nhận định, ý kiến khá sắc sảo của ông. Trần Bảo Hưng mới cho ra mắt tập sách ngót nghét 250 trang, với tựa đề: Tùy bút chính luận Nghĩ và ghi, do Nhà Xuất bản Lao Động ấn hành.

Trong tùy bút chính luận Nghĩ và ghi, Trần Bảo Hưng không né tránh, ve vuốt hay ý nhị trước những vấn đề nổi cộm, bức xúc của cuộc sống; ông đi trực diện vào vấn đề và có những phát hiện, kiến giải độc đáo. Đây chính là bản lĩnh của người cầm bút, dũng cảm dám nói và nói những điều xã hội đang “nóng”.

Trong bài “Khi điều bình thường trở thành anh hùng!”, Trần Bảo Hưng nói thẳng: “Khi cái tầm thường, cái giả đạo đức được lên ngôi, được trọng dụng thì cái chuẩn mực đạo đức bị lật nhào, bị lộn ngược”. Khi Bộ Giáo dục - Đào tạo tuyên chiến với tiêu cực bằng một loạt lời nói “không”: nói không với bệnh thành tích, nói không với bệnh học sinh ngồi “nhầm lớp”... thì Trần Bảo Hưng đã sớm “nhìn” thấy: “Công chúng đã bắt đầu sốt ruột khi ngành giáo dục chỉ rặt “nói không”, nói không nhiều quá và lâu quá, mà chưa có dấu hiệu nào cho thấy sắp chuyển sang giai đoạn “nói có”. Và, trong khi các quan chức ngành giáo dục đang say sưa “nói không”, các vị phụ huynh đang đỏ mắt chờ ngành giáo dục “nói có” thì một loạt “có” trái chiều đang xảy ra: Còn có quá nhiều học sinh bỏ học, có quá nhiều học sinh ngồi nhầm lớp, có quá nhiều học sinh thi trượt, có quá nhiều vụ bạo hành học sinh...”.

Đọc từng bài ta cảm được cái tâm của người viết. Lần lượt bài tiếp bài thêm cảm phục cái tầm và bản lĩnh của tác giả. Nào là: Chuẩn nghèo hay chuẩn cực nghèo, Những bài học từ trận “đại hồng thủy” ở Hà Nội, Giải phóng mặt bằng, vì sao khó… Tư duy của một người làm công tác phê bình văn học nghệ thuật, một nhà báo nhiều năm lăn lộn trong cuộc sống và bề dày kinh nghiệm, đã giúp Trần Bảo Hưng thăng hoa được ngọn bút trong lĩnh vực báo chí.

Mỗi bài báo chừng 700 - 800 từ, được tập hợp lại đứng trong tập sách mới thấy: Cuộc sống thật phức tạp và còn có quá nhiều vấn đề cần giải quyết. Và, cũng qua tập sách đã thấy nhiều yếu kém, lệch lạc hay sự vô cảm, vô trách nhiệm... của một số cấp chính quyền hoặc người quản lý hôm nay... Nhưng cũng đồng thời qua tập sách thấy tác giả là một người đầy bản lĩnh, đau đáu nỗi niềm của một nhà báo cũng như bao nhà báo khác trong nhiệm vụ góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

CAO MINH

Tin cùng chuyên mục