Nghiên cứu sản xuất đông trùng hạ thảo

Công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo (ĐTHT) vừa được Trung tâm Thông tin KH-CN TPHCM (Sở KH-CN TPHCM) giới thiệu nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp thực phẩm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển đa dạng chủng loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu…

Công nghệ sản xuất đông trùng hạ thảo (ĐTHT) vừa được Trung tâm Thông tin KH-CN TPHCM (Sở KH-CN TPHCM) giới thiệu nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp thực phẩm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển đa dạng chủng loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu…

Đông trùng hạ thảo thiên nhiên có tên latinh là Cordyceps sinensis và tên khoa học Cordyceps sinensis (BerK.) Sacc. ĐTHT thuộc họ nấm, ký sinh trên thân của sâu non, nhộng, hoặc sâu trưởng thành của một số loại côn trùng sống ở độ cao 3.500 - 4.500m so với mức nước biển. Mùa đông, nấm ký sinh vào côn trùng, nó sẽ chết và nấm tồn tại dạng hệ sợi và là giai đoạn vô tính. Mùa hạ, sợi nấm vô tính chuyển sang giai đoạn hữu tính, hình thành cây nấm là cơ quan chứa bào tử vô tính và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân sâu.

Bào tử của nấm Cordyceps xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua vết thương hoặc qua thức ăn sẽ nảy mầm, phát triển thành hệ sợi nấm sử dụng nguồn dinh dưỡng từ cơ thể côn trùng và giết chết côn trùng. Sau khi sử dụng hết dinh dưỡng, nấm hình thành quả thể mọc ra khỏi cơ thể côn trùng, phát tán bào tử cho chu kỳ sống mới.

Tại buổi giới thiệu này cho thấy, hiện nay có khoảng 680 loài nấm thuộc chi Cordyceps (Holliday, Cleaver, Wasser...). Tuy nhiên 2 loài nấm ĐTHT được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc là Cordyceps sinensis (tên khác: Ophiocordyceps sinensis) và Cordyceps militaris. Hàng ngàn công trình nghiên cứu từ các trường đại học và các viện nghiên cứu đã được thực hiện từ rất lâu và chủ yếu tập trung vào 2 loài ĐTHT có giá trị dược liệu cao này. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, các nhà nghiên cứu đã tìm cách nuôi cấy loài nấm này trong điều kiện nhân tạo.
 
Trong khi đó, các báo cáo khoa học về ĐTHT tại Việt Nam còn rất ít ỏi và khá sơ khai so với khối lượng nghiên cứu đồ sộ trên thế giới. Tuy nhiên, dù mới bắt đầu nghiên cứu, nhưng bước đầu đã thu được kết quả khả quan.

Viện Nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường thuộc Trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã nghiên cứu thành công ĐTHT Cordyceps militaris (là một trong 2 loài có dược tính cao nhất với các hoạt chất sinh học quý hiếm, có tác dụng phòng bệnh và điều trị bệnh) ở quy mô phòng thí nghiệm.

Theo công bố của Viện Nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường, quả thể ĐTHT nuôi cấy có chất lượng tương đương với sản phẩm tự nhiên và sản phẩm nuôi cấy của các nghiên cứu đã được công bố; có khả năng thương mại hóa cao…

KIM THANH

Tin cùng chuyên mục