Người Chăm rộn ràng đón Tết Nguyên đán

Người Chăm có rất nhiều lễ hội trong năm, trong đó nổi tiếng nhất lễ hội Katê. Nhưng quá trình xen cư giữa các tộc người, nét văn hóa truyền thống của người Kinh lan tỏa, và giờ đây, ngoài lễ hội Katê, người Chăm đã cùng rộn ràng đón Tết Nguyên đán.
Người Chăm rộn ràng đón Tết Nguyên đán

Người Chăm có rất nhiều lễ hội trong năm, trong đó nổi tiếng nhất lễ hội Katê. Nhưng quá trình xen cư giữa các tộc người, nét văn hóa truyền thống của người Kinh lan tỏa, và giờ đây, ngoài lễ hội Katê, người Chăm đã cùng rộn ràng đón Tết Nguyên đán.

Bà con người Chăm cũng vui chơi nhộn nhịp như người Kinh vào Tết Nguyên đán

Chạm tết, từ những bản làng ở thành phố tới các lối nhỏ vùng sâu, chúng ta có thể gặp ở bất kỳ ngôi nhà nào của người Chăm đang được chủ nhân của nó dọn dẹp, trang hoàng cho tươm tất hơn. Ở những ngôi chợ truyền thống, trẻ nhỏ thì tíu tít theo chân cha mẹ đi sắm quần áo mới để về diện lên khoe với lũ bạn trong xóm. Tại xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình - một trong những xã có người Chăm sinh sống lớn nhất tỉnh Bình Thuận, xưa nay vốn không để ý nhiều đến Tết Nguyên đán thì giờ đây cũng tưng bừng trong không khí mùa xuân.

Thầy Trường - thầy cúng có uy tín ở làng Chăm này vui vẻ nói: “Đến Tết Nguyên đán thì người Chăm chúng tôi cũng ăn uống, vui chơi và thăm hỏi người thân, bạn bè như người Kinh. Tuy đây không phải là tết chính của chúng tôi, nhưng hòa vào không khí chung của dân tộc, giờ người Chăm lại có thêm một cái tết nữa”. Tại làng gốm gọ truyền thống của người Chăm tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, không khí lúc nào cũng nhộn nhịp. Đầu làng, cuối xóm đâu đâu cũng thấy những lò gốm đỏ rực lửa, người mua, kẻ bán lúc nào cũng tấp nập. Chị Trần Thị Hương, một người làm gốm ở đây chia sẻ: “Dịp cuối năm có nhiều đơn đạt hàng nên chúng tôi phải làm cật lực. Hết mẻ gốm này, gia đình tôi sẽ đi chợ sắm tết, mua cho con cái vài bộ quần áo mới để chúng vui chơi với bạn bè”.

Có mặt tại thôn Lạc Trị và Vĩnh Hanh của xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt” của vùng quê này. Dọc theo tuyến đường chính được bê tông hóa, đã mọc thêm nhiều ngôi nhà khang trang, sung túc. Hầu như nhà nào cũng có xe máy, tivi, một số nhà còn có cả ô tô… Theo UBND huyện Tuy Phong, nhà sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đến nay có hơn 90% đồng bào Chăm ở địa phương có nhà ở kiên cố, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Mùa xuân này, bà con nơi đây đang tất bật chuẩn bị cho một cái tết đầy đủ, tươm tất hơn.

Ông Văn Lương Độ (86 tuổi, Chủ tịch Hội đồng sư cả đạo Chăm Bàni tại Bình Thuận), cho biết: “Tết Nguyên đán không chỉ dành riêng cho người Kinh mà là tết của tất cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam Trong những ngày giáp tết, ngoài không khí chuẩn bị đón tết của đồng bào, thì ở đây chính quyền địa phương cùng các đơn vị đứng chân trên địa bàn còn có những phần quà tặng, để đồng bào Chăm có cái tết  vui hơn, ấm cúng hơn”.

Nguyễn Tiến

Tin cùng chuyên mục