Và nghề “chữa bệnh” cho sách cũ cũng dần trở nên mai một. Ông Võ Văn Rạng là người hiếm hoi còn gắn bó với cái nghề gần 40 năm của ông.
“Bác sĩ” của những quyển sách cũ
Đến căn nhà nhỏ cuối con hẻm trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM, người qua lại hàng ngày có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người đàn ông trung niên, gầy nhom, đang ngồi tỉ mẩn khâu vá, chấp nối từng trang sách cũ kỹ. Ông Võ Văn Rạng là một trong số ít người hiếm hoi theo nghề “chữa bệnh” cho sách cũ. Ông bị bại liệt cả hai chân, khiến việc đi lại rất khó khăn. Ngày xưa, ông từng mơ ước trở thành thầy giáo, nhưng do sức khỏe, điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp nên khi học xong lớp 12, ông buộc phải nghỉ. Cái duyên nghề đến với ông cũng rất tình cờ và giản đơn. Một lần sang nhà người bạn phụ giúp đóng sách, ông đã học được cái nghề giúp ông có thể kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Ông bộc bạch: “Nghề chọn mình chứ mình đâu có chọn nghề. Giờ đây tôi không dạy chữ thì cũng sửa chữ. Âu cũng là cái duyên với chữ”.
Ông từng làm thuê cho nhiều xưởng đóng sách, đến năm 1990 ông tự mở tiệm ở nhà riêng và gắn bó với nghiệp đến tận bây giờ. Nghề “chữa bệnh” cho sách thoạt nhìn cũng khá đơn giản, chỉ cần kim chỉ, vài tấm bìa cứng, hồ dán và dao kéo là có thể hành nghề. Đến khi tận mắt nhìn thấy những cuốn sách bung gáy, tấm bìa rách, xộc xệch và những tờ giấy được xem là “đã chết” do ẩm mốc mới hiểu những khó khăn của nghề này. Việc phục hồi nguyên trạng của sách cũ đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo khi lật giở từng trang, dán từng mảnh sách, khâu từng bờ gáy. Hầu hết, những ca khó đều được ông Rạng xử lý bằng đôi tay khéo léo cùng lòng đam mê. Từng cuốn sách cũ kỹ, rách bươm lại được ông khoác lên vẻ tươm tất bằng cả sự nâng niu.
Gần 40 năm gắn bó với nghề, tiếp xúc nhiều với keo hồ, kim chỉ…, khiến tay ông chai dần, hay đau nhức khi trái gió trở trời. Có những cuốn dày, phải đóng bằng đinh, mỗi lần tháo, tay ông lại đau hơn. Ông Rạng tâm sự: “Hồi mới vào nghề chưa quen việc, xếp số trang lộn hết. Nhưng dần rút kinh nghiệm, cẩn thận. Sách quý, ông bà để lại khách hàng mới mang tới sửa để bảo quản, mình phải có trách nhiệm làm cho tốt nhất”.
Ý thức giữ gìn sách
Tùy vào mức độ và độ dày của sách mà ông Rạng có thể sửa trong vòng 15 phút hoặc có khi vài ngày đến một tuần. Trong khi đó, tiền công đóng hay sửa chữa chỉ từ 20.000 - 50.000 đồng. Thu nhập từ nghề đóng sách quả thực bấp bênh, vậy nên người thợ gắn bó với nghề chắc hẳn không chỉ vì mưu sinh. “Nghề của tôi tuy thu nhập không cao nhưng tôi không từ bỏ được. Người ta tìm đến mình vì tin tưởng, tôi lại yêu chữ và cũng muốn giữ lại kỷ niệm cho người ta. Nếu không làm, tôi không chịu nổi”, ông nói.
Dường như với ông Rạng, phục chế sách không chỉ là cái nghề sinh nhai mà còn là để giữ gìn những quyển sách cũ. Còn chủ nhân của những quyển sách, ông không chỉ xem như là khách hàng mà coi là những người tri kỷ có cùng thú vui đọc sách và lưu giữ vốn quý. Ý thức được giá trị của những quyển sách hàng trăm tuổi nên ông vô cùng cẩn thận. “Mình quý một, chủ nhân quyển sách quý mười”. Ngoài ra, bao năm qua, ông đã có một món hời hơn cả khoảng thù lao nhận lại, đó chính là kiến thức qua từng trang sách.
Những người tìm đến với ông Rạng chủ yếu là những người lớn tuổi, còn chuộng sách cũ, sách cổ. Đối với những người yêu sách, sách không chỉ để đọc xong rồi thôi. Sách còn là kỷ vật chứa đựng những giá trị tinh thần. Và đặc biệt, những khách hàng mang đến đây những cuốn sách được ký tặng, hay của cha mẹ, bạn bè, hoặc của chính bản thân sau một thời miệt mài đèn sách. Phải chăng, ngoài ý định phục hồi hiện trạng như trước đây, họ còn mong nhờ ông giữ hồn cho sách cũ. Anh Vũ Hà Linh (quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Khi được bạn bè giới thiệu đến đây, tôi cũng khá bất ngờ. Tôi không nghĩ vẫn còn người đóng sách thủ công đến như vậy. Tôi mang 2 quyển sách của nội tôi để lại, do sách đã quá lâu, bìa bị nhàu nát. May có chú Rạng giúp tôi sửa. Tôi rất vui”.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời và chúng ta không đủ thời gian để tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, với ông Rạng giờ đây, cách hay nhất là sống cho cuộc đời của nhiều người qua từng trang sách.
“Bác sĩ” của những quyển sách cũ
Đến căn nhà nhỏ cuối con hẻm trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM, người qua lại hàng ngày có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người đàn ông trung niên, gầy nhom, đang ngồi tỉ mẩn khâu vá, chấp nối từng trang sách cũ kỹ. Ông Võ Văn Rạng là một trong số ít người hiếm hoi theo nghề “chữa bệnh” cho sách cũ. Ông bị bại liệt cả hai chân, khiến việc đi lại rất khó khăn. Ngày xưa, ông từng mơ ước trở thành thầy giáo, nhưng do sức khỏe, điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp nên khi học xong lớp 12, ông buộc phải nghỉ. Cái duyên nghề đến với ông cũng rất tình cờ và giản đơn. Một lần sang nhà người bạn phụ giúp đóng sách, ông đã học được cái nghề giúp ông có thể kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Ông bộc bạch: “Nghề chọn mình chứ mình đâu có chọn nghề. Giờ đây tôi không dạy chữ thì cũng sửa chữ. Âu cũng là cái duyên với chữ”.
Ông từng làm thuê cho nhiều xưởng đóng sách, đến năm 1990 ông tự mở tiệm ở nhà riêng và gắn bó với nghiệp đến tận bây giờ. Nghề “chữa bệnh” cho sách thoạt nhìn cũng khá đơn giản, chỉ cần kim chỉ, vài tấm bìa cứng, hồ dán và dao kéo là có thể hành nghề. Đến khi tận mắt nhìn thấy những cuốn sách bung gáy, tấm bìa rách, xộc xệch và những tờ giấy được xem là “đã chết” do ẩm mốc mới hiểu những khó khăn của nghề này. Việc phục hồi nguyên trạng của sách cũ đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo khi lật giở từng trang, dán từng mảnh sách, khâu từng bờ gáy. Hầu hết, những ca khó đều được ông Rạng xử lý bằng đôi tay khéo léo cùng lòng đam mê. Từng cuốn sách cũ kỹ, rách bươm lại được ông khoác lên vẻ tươm tất bằng cả sự nâng niu.
Gần 40 năm gắn bó với nghề, tiếp xúc nhiều với keo hồ, kim chỉ…, khiến tay ông chai dần, hay đau nhức khi trái gió trở trời. Có những cuốn dày, phải đóng bằng đinh, mỗi lần tháo, tay ông lại đau hơn. Ông Rạng tâm sự: “Hồi mới vào nghề chưa quen việc, xếp số trang lộn hết. Nhưng dần rút kinh nghiệm, cẩn thận. Sách quý, ông bà để lại khách hàng mới mang tới sửa để bảo quản, mình phải có trách nhiệm làm cho tốt nhất”.
Ý thức giữ gìn sách
Tùy vào mức độ và độ dày của sách mà ông Rạng có thể sửa trong vòng 15 phút hoặc có khi vài ngày đến một tuần. Trong khi đó, tiền công đóng hay sửa chữa chỉ từ 20.000 - 50.000 đồng. Thu nhập từ nghề đóng sách quả thực bấp bênh, vậy nên người thợ gắn bó với nghề chắc hẳn không chỉ vì mưu sinh. “Nghề của tôi tuy thu nhập không cao nhưng tôi không từ bỏ được. Người ta tìm đến mình vì tin tưởng, tôi lại yêu chữ và cũng muốn giữ lại kỷ niệm cho người ta. Nếu không làm, tôi không chịu nổi”, ông nói.
Dường như với ông Rạng, phục chế sách không chỉ là cái nghề sinh nhai mà còn là để giữ gìn những quyển sách cũ. Còn chủ nhân của những quyển sách, ông không chỉ xem như là khách hàng mà coi là những người tri kỷ có cùng thú vui đọc sách và lưu giữ vốn quý. Ý thức được giá trị của những quyển sách hàng trăm tuổi nên ông vô cùng cẩn thận. “Mình quý một, chủ nhân quyển sách quý mười”. Ngoài ra, bao năm qua, ông đã có một món hời hơn cả khoảng thù lao nhận lại, đó chính là kiến thức qua từng trang sách.
Những người tìm đến với ông Rạng chủ yếu là những người lớn tuổi, còn chuộng sách cũ, sách cổ. Đối với những người yêu sách, sách không chỉ để đọc xong rồi thôi. Sách còn là kỷ vật chứa đựng những giá trị tinh thần. Và đặc biệt, những khách hàng mang đến đây những cuốn sách được ký tặng, hay của cha mẹ, bạn bè, hoặc của chính bản thân sau một thời miệt mài đèn sách. Phải chăng, ngoài ý định phục hồi hiện trạng như trước đây, họ còn mong nhờ ông giữ hồn cho sách cũ. Anh Vũ Hà Linh (quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Khi được bạn bè giới thiệu đến đây, tôi cũng khá bất ngờ. Tôi không nghĩ vẫn còn người đóng sách thủ công đến như vậy. Tôi mang 2 quyển sách của nội tôi để lại, do sách đã quá lâu, bìa bị nhàu nát. May có chú Rạng giúp tôi sửa. Tôi rất vui”.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời và chúng ta không đủ thời gian để tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, với ông Rạng giờ đây, cách hay nhất là sống cho cuộc đời của nhiều người qua từng trang sách.