Người Cơ tu Tây Giang bỏ nghi thức đâm trâu

Đã nhiều ngày qua, trên mạng xã hội và báo chí đăng tải video clip cảnh một con trâu bị một nhóm trai làng treo cổ đến chết ở Yên Bái với nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, việc treo cổ trâu đến chết là nét văn hóa, nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng đó là một hủ tục man rợ.
Người Cơ tu Tây Giang bỏ nghi thức đâm trâu

Đã nhiều ngày qua, trên mạng xã hội và báo chí đăng tải video clip cảnh một con trâu bị một nhóm trai làng treo cổ đến chết ở Yên Bái với nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, việc treo cổ trâu đến chết là nét văn hóa, nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng đó là một hủ tục man rợ.

Ở huyện biên giới Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), nơi có lễ hội đâm trâu tồn tại cả ngàn đời qua, trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, không còn bản làng nào đâm trâu đón tết... Bỏ đâm trâu trong lễ hội có tự ngàn đời không phải là chuyện đơn giản. Bởi, trong các nghi thức của lễ hội ăn trâu của đồng bào Cơ tu, nghi thức đâm trâu mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh và là nghi thức quan trọng nhất. Bỏ được nghi thức này, thật sự là chuyện lạ!

Lễ hội đâm trâu của đồng bào Cơ tu Tây Giang nay chỉ còn là ký ức

Một ngày đầu tháng Giêng, ngược Tây Giang trong tiết trời chiều lòng người. Trời xanh, mây trắng, nắng trong, khí trời se lạnh hiếm có. Gặp ông Bh’ríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, bắt ngay chuyện treo cổ trâu ở Yên Bái. Rồi ông bảo: “Tết năm nay, 100% bản làng Tây Giang không còn lễ đâm trâu như trước đây”. Theo ông Liếc, đây là việc làm cực kỳ khó mà Tây Giang làm được nhờ đồng bào thay đổi nhận thức và sự đồng thuận của dân làng chứ không đơn giản là chủ trương từ trên áp đặt xuống.

Tục đâm trâu ở Tây Giang gắn liền với đồng bào Cơ tu từ ngàn đời nay. Từ xa xưa, người Cơ tu ở những cánh rừng hiểm trở giữa đại ngàn Trường Sơn. Đau ốm, mất mùa, thiên tai,... dân làng đều cho đó là do Giàng nổi giận, Giàng không vừa lòng. Vì vậy, để cúng Giàng, các tộc người Cơ tu “đi săn máu” để cúng Giàng. Cho đến khi bộ đội đến làng và chung sống tại đây, tục “săn máu người” của đồng bào Cơ tu ở Tây Giang dần dần thay đổi. Để cúng Giàng, đồng bào Cơ tu giết trâu để lấy máu tế Giàng và thần linh.

Là người có nhiều nghiên cứu về văn hóa Cơ tu với nhiều đầu sách đã được xuất bản, ông Liếc lý giải rằng, tục đâm trâu mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tâm linh. Lễ hội đâm trâu được tổ chức vào những dịphóng lao đâm, nếu trâu chết chậm, vấy máu nhiều thì là Giàng, thần linh chấp nhận lễ vật, đồng bào không bệnh tật, mùa màng bội thu. Khi đâm, trâu chạy quay quanh cột nêu, nếu trước nhà nào vấy máu nhiều thì nhà đó sẽ có nhiều may mắn. Đầu và lưng trâu hướng về nhà nào thì nhà đó khoẻ mạnh, sống lâu...

Rồi cách đây mấy năm, Huyện ủy Tây Giang bàn chuyện bỏ nghi thức đâm trâu vì nó man rợ, không còn phù hợp, nhưng vẫn giữ nguyên tục ăn trâu. Để thực hiện thành công chủ trương này, theo ông Liếc, đóp quan trọng của làng: năm mới, cưới hỏi và mừng lùa mới. Theo quan niệm của người Cơ tu, khi  là cả quá trình. Trong nhiều năm liền, tại các lễ hội ăn trâu, ông Liếc nói chuyện và xin ý kiến các già làng, bô lão: “Trước đây, khi đau ốm, mất mùa, thiên tai...đều nghĩ là do Giàng trừng phạt. Nay, đau ốm có bệnh viện, có bác sĩ chữa trị. Mất mùa là do thiên nhiên. Vì vậy, để dành trâu làm tài sản, làm sức kéo cho sản xuất. Đến khi các già làng, bô lão ủng hộ, Huyện ủy Tây Giang bắt đầu triển khai năm 2016 và đến năm mới 2017 có 100% bản làng không còn lễ đâm trâu mà đúng là lễ ăn trâu”.

Việc xóa bỏ lễ đâm trâu tại các bản làng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên có lẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với Tây Giang. Bởi lẽ, ở Tây Giang, đồng bào Cơ tu nơi đây vẫn giữ nguyên phong tục, tập quán và nếp sống có tự ngàn đời chứ chưa bị lai tạp. Bởi vậy, khi nơi đây đồng ý bỏ được nghi thức đâm trâu, trong khi các nơi khác được xem là văn minh hơn lại cố níu giữ nghi thức này một cách cực đoan. Đó cũng là chuyện lạ!

NGUYÊN KHÔI

 Bộ VH-TT-DL kiểm tra các lễ hội lớn

Ngày 7-2, Bộ VH-TT-DL họp triển khai 2 thứ trưởng trực tiếp dẫn đoàn kiểm tra các lễ hội lớn. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cùng các đơn vị chức năng kiểm tra công tác chuẩn bị, tổ chức lễ hội tại Đền Trần (Nam Định), Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên sẽ kiểm tra Đền Trần Thương (Hà Nam) và Đền Trần (Thái Bình). Công tác kiểm tra được thực hiện trước ngày diễn ra các lễ hội, ngay tại di tích. Nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào các phương án tổ chức lễ hội, kịch bản; những hạn chế của mùa lễ hội trước sẽ được khắc phục như thế nào trong mùa lễ hội năm nay… Lãnh đạo Bộ VH-TT-DL cũng sẵn sàng đối thoại với các cơ quan báo chí về những bất cập, những vấn đề của lễ hội, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về quy tắc ứng xử, văn hóa đi lễ hội trong nhân dân.

Ngày 7-2, lễ hội cầu ngư quy mô lớn nhất Việt Nam đã diễn ra tại đình làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) thu hút hàng ngàn du khách. Cùng ngày, UBND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức ngày hội đua thuyền truyền thống trên dòng sông Ngàn Phố.

MAI AN - DƯƠNG QUANG - VĂN THẮNG

Tin cùng chuyên mục