Người dân làng bè Tân Mai lo lắng vì hàng trăm tấn cá bè chết trắng

Người dân làng cá bè Tân Mai (TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đang đứng ngồi không yên vì hàng trăm tấn cá nuôi lồng bè như cá trắm, cá chép, cá diêu hồng đang khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên chết trắng bè.

Ông Trần Văn Thịnh (SN 1968, phường Hiệp Hoà, TP Biên Hoà) đang nuôi khoảng 80 tấn cá trắm, cá diêu hồng trên lồng bè, cá đang phát triển bình thường nhưng từ đầu mùa mưa đến nay, nước sông chuyển màu xanh vẫn đục, có lúc có mùi bột giặt, axit nồng nặc, khiến đàn cá suy yếu, lăn ra chết hàng loạt. “3 tuần trở lại đây, lồng cá của gia đình tôi chết khoảng 10 tấn cá, mùi hôi thối đến ngộp thở”.

Ông Trần Văn Thịnh vớt cá chết ra khỏi lồng cá bè của gia đình ảnh 1

Ông Trần Văn Thịnh vớt cá chết ra khỏi lồng cá bè của gia đình

Còn ông Hoàng Văn Hằng (SN 1972) cũng có 10 tấn cá diêu hồng, cá trắm chết và dù đã dùng máy bơm oxy cả ngày lẫn đêm cho các lồng cá nhưng cá vẫn chết la liệt, không cách nào cứu chữa. Ông chua xót: “Bỏ vốn đầu tư mua con giống, thức ăn vài trăm triệu đồng, đến lúc cá lớn, sắp có thu thì “đua nhau” chết trắng bè, với số cá chết, nhà tôi thiệt hại khoảng 500 triệu đồng, thua lỗ quá nặng. Để tránh thiệt hại nặng nề, nhiều hộ nuôi cá bè đang phải bán tống, bán tháo với giá rẻ, vớt vát được đồng nào hay đồng đó".

Ông Hoàng Văn Hằng xót xa vì khoảng 10 tấn cá chép, cá trắm, cá diêu hồng chết ảnh 2

Ông Hoàng Văn Hằng xót xa vì khoảng 10 tấn cá chép, cá trắm, cá diêu hồng chết

Theo các hộ dân nuôi cá bè lâu năm, vào mùa mưa, nước trên thượng nguồn chảy về cùng với nước mưa, nước có trên sông kèm theo chất thải sinh hoạt hàng ngày làm cho nước bị ô nhiễm nặng, cá ngộp thở vì thiếu oxy.

Người dân dùng máy tạo oxy cho đàn cá diêu hồng trong lồng bè ảnh 3

Người dân dùng máy tạo oxy cho đàn cá diêu hồng trong lồng bè

Cá chết trôi trên sông khiến các khu vực bốc mùi hôi ảnh 4

Cá chết trôi trên sông khiến các khu vực bốc mùi hôi

Ông Lê Viết Trung (SN 1970, người làng cá Tân Mai) cho biết thêm, mọi năm mùa mưa, tình trạng này xảy ra chỉ có một tuần nhưng năm nay kéo dài 3 tuần, cá chết ngày càng nhiều, nước ô nhiễm ngày càng nặng nên bà con trong vùng đang “ngồi trên đống lửa”. Dù các hộ dân đã làm đủ mọi cách để tạo oxy cho cá nhưng cũng chỉ được dăm bảy bữa, vì tình trạng này kéo dài nên lực bất tòng tâm, xót xa nhìn đàn cá thoi thóp rồi chết. Họ buộc phải ném cá chết xuống sông, cá nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối, khó chịu.

Làng cá Tân Mai nằm ngay khu vực ngã ba sông Cái (nhánh chính của sông Đồng Nai), trải rộng trên 3 phường: Tân Mai, Thống Nhất, Tam Hiệp. Làng cá bè có 370 hộ dân, khoảng 1.000 nhân khẩu, hơn 800 bè cá và trung bình mỗi nhà có 5-7 lồng nuôi cá, mỗi năm cho thu nhập ít nhất vài trăm triệu đồng (sau khi trừ chi phí), có hộ thu cả tỷ đồng. Nhiều năm trở lại đây, giá thức ăn tăng cao, giá cá thấp và bị các tiểu thương ép giá nên bà con nuôi cá lồng bè gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng - Nỗ lực kiểm soát chất lượng nông sản

Kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng - Nỗ lực kiểm soát chất lượng nông sản

Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây ăn trái xuất khẩu, đồng thời cũng dẫn đầu về cơ sở đóng gói được cấp mã số. Tuy nhiên, nhiều thách thức đang đặt ra cho quá trình duy trì hoạt động để đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Thị trường

Sản phẩm sữa chua “made in VietNam” chinh phục thị trường tỷ đô của Trung Quốc

Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch thành phố Hà Nội tại Trung Quốc, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.

Địa ốc

Thông tin kinh tế

Agribank lan tỏa vốn vay Đồng bằng sông Cửu Long

Agribank lan tỏa vốn vay Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng lúa và nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất cả nước hiện nay. Trong khi đó, Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay lĩnh vực tam nông: nông nghiệp - nông thôn - nông dân.