Gói ghém chi tiêu cho phù hợp với thu nhập là một giải pháp nên được lựa chọn trong lúc này, để cùng nhau vượt qua giai đoạn bão giá của thời “hậu covid”!
Theo Bộ Công thương, hàng Việt Nam đang chiếm tỷ lệ hơn 90% trong các cơ sở, cửa hàng của người Việt và chiếm từ 60%- 96% trong các siêu thị có vốn nước ngoài. 52% người tiêu dùng cho biết luôn khuyên người thân, bạn bè của mình “nên sử dụng hàng Việt Nam”.
“Hãy làm người tiêu dùng thông minh, lựa chọn các hàng hóa, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác đầy đủ, có thương hiệu, tránh mua hàng trôi nổi, rẻ tiền…”
Sở Công thương TPHCM vừa công bố tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 502.554,7 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ năm 2017. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ đang tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung ứng trong nước đưa hàng vào kênh bán lẻ hiện đại.
Trong bối cảnh thị trường nước ngoài liên tục dựng lên hàng rào kỹ thuật để hạn chế hàng xuất khẩu đến từ các nước, trong đó có Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nội địa đã quay về thị trường trong nước đầu tư giữ thị phần. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đây là giải pháp đầu tư hữu hiệu và ổn định.
Theo Cục Thống kê TPHCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 ước đạt 85.824,6 tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 18% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hướng đến nền kinh tế mở, với những cơ hội và thách thức không chỉ cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu, mà vấn đề giữ vững thị trường nội địa cũng đòi hỏi cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt phải chủ động tăng nội lực. Bởi thị trường trong nước sẽ không còn là sân nhà của DN nội mà đã trở thành thị trường thương mại tự do với sự tham gia ngày càng nhiều hàng hóa nhập khẩu, cũng như làn sóng đầu tư ngoại.