Giờ đây, nỗi lo IS phân chia thành nhiều nhóm nhỏ xuất hiện khắp nơi trên thế giới đang dần trở thành hiện thực.
Ảnh hưởng rõ tại từng nước
IS không còn kiểm soát Mosul, thành phố miền Bắc Iraq, nơi thủ lĩnh của chúng là Abu Bakr al-Baghdadi từng tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo trải rộng khắp vùng Trung cận Đông cách đây 3 năm. Giờ đây Raqqa, một cứ điểm quan trọng khác của IS cũng đang bị liên minh người Kurd-Arab với sự yểm trợ của quân Mỹ chiếm hơn một nửa diện tích thành phố. Khi Raqqa được giải phóng, IS chia đàn xẻ nghé, một phần tản về thành phố Deir Ezzor và Mayadin, phía Đông Syria. Các cơ quan an ninh ở châu Âu đang lo ngại trước việc những tay súng chiến đấu ở nước ngoài quay trở về quê nhà, nơi họ gia tăng các cuộc tấn công kiểu “con sói đơn độc” như ở Paris, Brussels. Tuy nhiên, điều đáng sợ là các tay súng IS, sau khi bị đánh bại ở Syria và Iraq, đã tìm đến nhiều nơi khác trên thế giới, cùng với cảm tình viên địa phương thành lập các nhóm khủng bố mới.
Tại tỉnh Khorasan, Afghanistan, IS thành lập Nhà nước Hồi giáo mang tên IS-K - được đặt tên theo vùng lịch sử được tạo thành từ Afghanistan và Pakistan hiện đại. Tổ chức này hoạt động ở một số khu vực của Afghanistan, đặc biệt là tỉnh Nangarhar ở phía Đông, các tỉnh Badakhshan, Jawzjan, Faryab ở phía Bắc và Ghor, Baghdis ở phía Tây. Phần lớn các thành viên xuất phát từ các nhóm Hồi giáo cực đoan tương tự như Taliban. Liên minh này đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công từ đầu năm tới nay, đặc biệt là ở thủ đô Kabul của Afghanistan. Washington tìm cách nhắm vào mục tiêu các thủ lĩnh của IS-K, đã tiêu diệt một thủ lĩnh là Abu Sayed trong cuộc không kích ở tỉnh Kunar. Tại Saudi Arabia, ước tính 2.500 người dân nước này chiến đấu ở nước ngoài cho IS. Đây là một trong những quốc gia có nguy cơ cao nhất trên thế giới khi các tay súng ở nước ngoài trở về nhà. Riyadh lo ngại rằng, các tay súng từ Iraq và Syria sẽ tìm cách tiếp tục các cuộc tấn công khủng bố. IS có chi nhánh riêng tại Saudi Arabia, mang tên Najd Province, nơi tổ chức các vụ tấn công liều chết vào các nhà thờ Hồi giáo Shiite ở nước này, cũng như ở Kuwait lân cận.
Tại Yemen, IS vẫn chưa chiếm được lãnh thổ trong nước. Nhưng IS cho thấy, nhiều chiến thuật tàn ác hơn với hàng loạt vụ chém giết hết sức dã man các tù nhân và chiến binh thù địch.
Tại Libya, tháng 12-2016, Mỹ bắt đầu một chiến dịch không kích ở các vị trí quan trọng của IS và chiếm lại Sirte. Tuy nhiên, không có lãnh thổ, nhóm này vẫn có ảnh hưởng ở đây, chỉ mới giữa tháng 8-2017, chúng đã chặt đầu 11 binh sĩ Libya.
Không có chi nhánh IS rõ ràng ở Tunisia nhưng IS đã tuyên bố 3 cuộc tấn công chết người ở Tunisia, trong đó có cuộc tàn sát trên bãi biển ở Sousse và một vụ đánh bom nhắm vào dinh tổng thống Tunisia ở thủ đô Tunis. Tunisia là nơi “xuất khẩu” các tay súng nước ngoài lớn nhất cho IS. Khi nhóm này tiếp tục mất lãnh thổ ở Iraq và Syria, có lo ngại rằng nhiều người sẽ quay trở lại đất nước này. Từ năm 2015, Chính phủ Syria đã tăng cường chiến dịch chống khủng bố và bắt giữ nhằm ngăn chặn một cuộc nổi dậy cực đoan Hồi giáo. Nhóm Boko Haram tại Nigeria đã cam kết trung thành với IS vào tháng 3-2015, trở thành chi nhánh đầu tiên của IS ở Tây Phi, sau đó được đổi tên lại thành Nhà nước Hồi giáo (IS) Tây Phi. Nó tiếp tục thực hiện các vụ đánh bom liều chết và đã lan sang Cameroon, Niger và Chad. Quân đội Nigeria đã lật đổ nhóm này khỏi hầu hết các khu vực bị chúng kiểm soát, buộc chúng phải rút lui về vùng rừng Sambisa ở bang Borno. Nhóm này thường xuyên sử dụng phụ nữ trong các vụ đánh bom, hơn 20.000 người đã bị giết trong 8 năm qua.
Tại châu Á, IS liên kết mạnh nhất với các nhóm phiến quân ở Philippines, nhất là Abu Sayyaf. Chúng tấn công chiếm giữ một số khu vực thành phố Marawi. Ngoài ra, các tay súng IS từ Iraq và Syria trở về Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia cũng đã gây ra một số vụ tấn công khủng bố.
Khủng bố là “thương hiệu”
IS đang ngày càng yếu hơn về mặt quân sự, nhân lực và vật chất, nhưng sức mạnh truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng vẫn còn rất lớn. Sự biến động, lan rộng của hệ tư tưởng cực đoan thánh chiến không thể xóa bỏ bằng các biện pháp quân sự như đang tiến hành ở Iraq và Syria. Theo Báo Harretz, các cơ quan tình báo phương Tây tỏ ra rất lo lắng về xu hướng khủng bố ngày càng tăng, chủ yếu ở châu Âu. Kể từ tháng 1-2014 đến nay, khoảng 150 vụ khủng bố đã được ghi nhận tại 15 quốc gia châu Âu, nhiều nhất là ở Pháp, Đức, Anh và Bỉ. Riêng trong năm 2016, đã xảy ra 60 vụ khủng bố và từ đầu năm 2017 đến nay đã xảy ra khoảng 50 vụ, hầu hết ở 4 quốc gia này.
Sự sụp đổ quân sự và thu hẹp lãnh thổ của IS không loại trừ nguồn năng lượng và sức mạnh của chúng, đó là hệ tư tưởng. Tổ chức khủng bố vẫn tiếp tục hoạt động và phục vụ như là mô hình một nhà nước, bất chấp đầu não ở Iraq và Syria bị thiệt hại nặng nề. IS thay đổi chiến lược bằng những lời kêu gọi tăng cường các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu. Tất cả điều này đã được thực hiện thông qua việc sử dụng Internet, các mạng xã hội và ngày càng nhiều các ứng dụng mã hóa. Số lượng các cuộc tấn công khủng bố mà IS gây ra đang gia tăng đều đặn. Kết quả là tỷ lệ các vụ tấn công khủng bố liên quan đến thanh thiếu niên từ 18 đến 25 tuổi tăng lên 25%. Tỷ lệ phụ nữ trong những vụ tấn công tăng lên 17%. Ngoài ra, từ năm 2016, đặc biệt là ở Đức, ngày càng có nhiều người nhập cư và người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi (15%) tham gia vào các cuộc tấn công khủng bố.
Google là “trường học mới” của khủng bố và trại huấn luyện ý thức hệ, cũng là nơi đáp ứng, chia sẻ tài liệu, tin nhắn, ý tưởng. Tư tưởng thánh chiến đã trở thành “thương hiệu” hấp dẫn của các cá nhân và nhóm người đang gặp bế tắc trong cuộc sống. Có nhiều tiếng nói ở phương Tây và các phương tiện truyền thông quốc tế cho rằng, IS đang giảm đi sức mạnh. Họ đã nhầm lẫn. Thế giới thánh chiến là mối đe dọa chiến lược đáng sợ, sẽ vẫn tồn tại trong nhiều năm tới.
Ảnh hưởng rõ tại từng nước
IS không còn kiểm soát Mosul, thành phố miền Bắc Iraq, nơi thủ lĩnh của chúng là Abu Bakr al-Baghdadi từng tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo trải rộng khắp vùng Trung cận Đông cách đây 3 năm. Giờ đây Raqqa, một cứ điểm quan trọng khác của IS cũng đang bị liên minh người Kurd-Arab với sự yểm trợ của quân Mỹ chiếm hơn một nửa diện tích thành phố. Khi Raqqa được giải phóng, IS chia đàn xẻ nghé, một phần tản về thành phố Deir Ezzor và Mayadin, phía Đông Syria. Các cơ quan an ninh ở châu Âu đang lo ngại trước việc những tay súng chiến đấu ở nước ngoài quay trở về quê nhà, nơi họ gia tăng các cuộc tấn công kiểu “con sói đơn độc” như ở Paris, Brussels. Tuy nhiên, điều đáng sợ là các tay súng IS, sau khi bị đánh bại ở Syria và Iraq, đã tìm đến nhiều nơi khác trên thế giới, cùng với cảm tình viên địa phương thành lập các nhóm khủng bố mới.
Tại tỉnh Khorasan, Afghanistan, IS thành lập Nhà nước Hồi giáo mang tên IS-K - được đặt tên theo vùng lịch sử được tạo thành từ Afghanistan và Pakistan hiện đại. Tổ chức này hoạt động ở một số khu vực của Afghanistan, đặc biệt là tỉnh Nangarhar ở phía Đông, các tỉnh Badakhshan, Jawzjan, Faryab ở phía Bắc và Ghor, Baghdis ở phía Tây. Phần lớn các thành viên xuất phát từ các nhóm Hồi giáo cực đoan tương tự như Taliban. Liên minh này đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công từ đầu năm tới nay, đặc biệt là ở thủ đô Kabul của Afghanistan. Washington tìm cách nhắm vào mục tiêu các thủ lĩnh của IS-K, đã tiêu diệt một thủ lĩnh là Abu Sayed trong cuộc không kích ở tỉnh Kunar. Tại Saudi Arabia, ước tính 2.500 người dân nước này chiến đấu ở nước ngoài cho IS. Đây là một trong những quốc gia có nguy cơ cao nhất trên thế giới khi các tay súng ở nước ngoài trở về nhà. Riyadh lo ngại rằng, các tay súng từ Iraq và Syria sẽ tìm cách tiếp tục các cuộc tấn công khủng bố. IS có chi nhánh riêng tại Saudi Arabia, mang tên Najd Province, nơi tổ chức các vụ tấn công liều chết vào các nhà thờ Hồi giáo Shiite ở nước này, cũng như ở Kuwait lân cận.
Tại Yemen, IS vẫn chưa chiếm được lãnh thổ trong nước. Nhưng IS cho thấy, nhiều chiến thuật tàn ác hơn với hàng loạt vụ chém giết hết sức dã man các tù nhân và chiến binh thù địch.
Tại Libya, tháng 12-2016, Mỹ bắt đầu một chiến dịch không kích ở các vị trí quan trọng của IS và chiếm lại Sirte. Tuy nhiên, không có lãnh thổ, nhóm này vẫn có ảnh hưởng ở đây, chỉ mới giữa tháng 8-2017, chúng đã chặt đầu 11 binh sĩ Libya.
Không có chi nhánh IS rõ ràng ở Tunisia nhưng IS đã tuyên bố 3 cuộc tấn công chết người ở Tunisia, trong đó có cuộc tàn sát trên bãi biển ở Sousse và một vụ đánh bom nhắm vào dinh tổng thống Tunisia ở thủ đô Tunis. Tunisia là nơi “xuất khẩu” các tay súng nước ngoài lớn nhất cho IS. Khi nhóm này tiếp tục mất lãnh thổ ở Iraq và Syria, có lo ngại rằng nhiều người sẽ quay trở lại đất nước này. Từ năm 2015, Chính phủ Syria đã tăng cường chiến dịch chống khủng bố và bắt giữ nhằm ngăn chặn một cuộc nổi dậy cực đoan Hồi giáo. Nhóm Boko Haram tại Nigeria đã cam kết trung thành với IS vào tháng 3-2015, trở thành chi nhánh đầu tiên của IS ở Tây Phi, sau đó được đổi tên lại thành Nhà nước Hồi giáo (IS) Tây Phi. Nó tiếp tục thực hiện các vụ đánh bom liều chết và đã lan sang Cameroon, Niger và Chad. Quân đội Nigeria đã lật đổ nhóm này khỏi hầu hết các khu vực bị chúng kiểm soát, buộc chúng phải rút lui về vùng rừng Sambisa ở bang Borno. Nhóm này thường xuyên sử dụng phụ nữ trong các vụ đánh bom, hơn 20.000 người đã bị giết trong 8 năm qua.
Tại châu Á, IS liên kết mạnh nhất với các nhóm phiến quân ở Philippines, nhất là Abu Sayyaf. Chúng tấn công chiếm giữ một số khu vực thành phố Marawi. Ngoài ra, các tay súng IS từ Iraq và Syria trở về Indonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia cũng đã gây ra một số vụ tấn công khủng bố.
Khủng bố là “thương hiệu”
IS đang ngày càng yếu hơn về mặt quân sự, nhân lực và vật chất, nhưng sức mạnh truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng vẫn còn rất lớn. Sự biến động, lan rộng của hệ tư tưởng cực đoan thánh chiến không thể xóa bỏ bằng các biện pháp quân sự như đang tiến hành ở Iraq và Syria. Theo Báo Harretz, các cơ quan tình báo phương Tây tỏ ra rất lo lắng về xu hướng khủng bố ngày càng tăng, chủ yếu ở châu Âu. Kể từ tháng 1-2014 đến nay, khoảng 150 vụ khủng bố đã được ghi nhận tại 15 quốc gia châu Âu, nhiều nhất là ở Pháp, Đức, Anh và Bỉ. Riêng trong năm 2016, đã xảy ra 60 vụ khủng bố và từ đầu năm 2017 đến nay đã xảy ra khoảng 50 vụ, hầu hết ở 4 quốc gia này.
Sự sụp đổ quân sự và thu hẹp lãnh thổ của IS không loại trừ nguồn năng lượng và sức mạnh của chúng, đó là hệ tư tưởng. Tổ chức khủng bố vẫn tiếp tục hoạt động và phục vụ như là mô hình một nhà nước, bất chấp đầu não ở Iraq và Syria bị thiệt hại nặng nề. IS thay đổi chiến lược bằng những lời kêu gọi tăng cường các cuộc tấn công khủng bố ở châu Âu. Tất cả điều này đã được thực hiện thông qua việc sử dụng Internet, các mạng xã hội và ngày càng nhiều các ứng dụng mã hóa. Số lượng các cuộc tấn công khủng bố mà IS gây ra đang gia tăng đều đặn. Kết quả là tỷ lệ các vụ tấn công khủng bố liên quan đến thanh thiếu niên từ 18 đến 25 tuổi tăng lên 25%. Tỷ lệ phụ nữ trong những vụ tấn công tăng lên 17%. Ngoài ra, từ năm 2016, đặc biệt là ở Đức, ngày càng có nhiều người nhập cư và người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi (15%) tham gia vào các cuộc tấn công khủng bố.
Google là “trường học mới” của khủng bố và trại huấn luyện ý thức hệ, cũng là nơi đáp ứng, chia sẻ tài liệu, tin nhắn, ý tưởng. Tư tưởng thánh chiến đã trở thành “thương hiệu” hấp dẫn của các cá nhân và nhóm người đang gặp bế tắc trong cuộc sống. Có nhiều tiếng nói ở phương Tây và các phương tiện truyền thông quốc tế cho rằng, IS đang giảm đi sức mạnh. Họ đã nhầm lẫn. Thế giới thánh chiến là mối đe dọa chiến lược đáng sợ, sẽ vẫn tồn tại trong nhiều năm tới.