Những căng thẳng gần đây tại một số ngân hàng ở Mỹ và châu Âu là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về các lỗ hổng tài chính gia tăng được hình thành trong nhiều năm với lãi suất thấp, biến động dồn nén và thanh khoản dồi dào. Điều đặc biệt quan trọng là phải hiểu và bảo vệ lĩnh vực tài chính rộng lớn bao gồm một loạt các tổ chức ngoài ngân hàng.
Người Pháp xuống đường phản đối luật cải cách hưu trí, một cách giữ vững quỹ lương hưu |
Trong bài viết đăng trên mạng xã hội của 3 quan chức IMF - Fabio Natalucci, Antonio Garcia Pascual và Thomas Piontek, được đăng kèm một chương trong báo cáo 6 tháng một lần của IMF về tình hình tài chính toàn cầu, các chuyên gia cho rằng, những điểm yếu đã xuất hiện sau hơn một thập niên, trong đó lãi suất thấp và tiền rẻ luôn sẵn có.
Theo các chuyên gia, các ngân hàng trung ương ở cả 2 bờ Đại Tây Dương đã đi đúng hướng khi cố gắng giải quyết tình trạng lạm phát cao bằng cách tăng lãi suất mà không làm tăng thêm tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng do sự sụp đổ nghiêm trọng của Ngân hàng Silicon Valley (SVB). Trong khi đó, các trung gian tài chính phi ngân hàng (NBFI) như các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, quỹ phòng hộ và quỹ đầu tư… đã phát triển đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Hiện các tổ chức này chiếm gần 50% tài sản tài chính toàn cầu, khi các cơ quan quản lý chuyển sang siết chặt các quy định đối với ngân hàng. Tuy nhiên, do có mối liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng truyền thống, NBFI có thể trở thành một kênh làm gia tăng gấp bội căng thẳng tài chính. Báo cáo cho biết, căng thẳng có xu hướng xuất hiện khi các NBFI vay tiền để tài trợ cho các khoản đầu tư hoặc tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như công cụ phái sinh và khi một tổ chức không thể tạo đủ tiền mặt thông qua việc bán tài sản để đáp ứng yêu cầu mua lại của các nhà đầu tư.
Việc giải cứu SVB và Credit Suisse có thể không phải là sự cố riêng lẻ, hơn nữa có khả năng các vấn đề vượt ra ngoài lĩnh vực ngân hàng truyền thống sang khu vực phi ngân hàng, hiện nắm giữ gần một nửa tổng tài sản tài chính toàn cầu. Sự sụp đổ của các quỹ hưu trí của Anh hồi năm ngoái gần như đã làm nổi bật nguy cơ lãi suất toàn cầu cao hơn, gây ra nhiều cuộc khủng hoảng tài chính hơn.
Ngân hàng Anh đã can thiệp để hỗ trợ các quỹ hưu trí bằng cách hứa mua tới 65 tỷ bảng trái phiếu chính phủ, nhưng IMF cho biết, những động thái như vậy chưa ưu việt vào thời điểm các ngân hàng trung ương đang cố gắng giảm bớt áp lực chi phí sinh hoạt. Tờ Guardian dẫn báo cáo của các chuyên gia IMF nhận định, với tốc độ lạm phát nhanh nhất trong nhiều thập niên, việc bơm thanh khoản của ngân hàng trung ương vì mục đích ổn định tài chính có thể làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát.
Hoạt động trơn tru của khu vực phi ngân hàng là rất quan trọng đối với sự ổn định tài chính. Để giải quyết vấn đề một cách chính xác, các chuyên gia IMF cho rằng, các nhà hoạch định chính sách phải sử dụng nhiều công cụ, bao gồm ban hành giám sát và quy định chặt chẽ hơn đối với lĩnh vực này, đồng thời yêu cầu các công ty chia sẻ thêm dữ liệu về những rủi ro mà họ đang gặp phải…