Nhà đầu tư châu Á có nên lo lắng?

Một nghiên cứu gần đây của S&P cho biết các ngân hàng châu Á không cho vay trực tiếp đối với những khách hàng của thị trường cho vay thứ cấp ở Hoa Kỳ, tức chỉ bị ảnh hưởng chút ít trước cơn suy sụp đang lan đi từ thị trường này?

Một nghiên cứu gần đây của S&P cho biết các ngân hàng châu Á không cho vay trực tiếp đối với những khách hàng của thị trường cho vay thứ cấp ở Hoa Kỳ, tức chỉ bị ảnh hưởng chút ít trước cơn suy sụp đang lan đi từ thị trường này?

Đúng là cơn “sóng thần” từ thị trường cho vay thứ cấp Hoa Kỳ không có tác động trực tiếp đến châu Á. TTCK châu Á vẫn hoạt động ào ào và vốn vẫn chảy vào khu vực này, vì về lý thuyết, châu Á hiện đang là “thiên đường an toàn” của các nhà đầu tư.

Nhưng các cơn khủng hoảng có một cách riêng để lan truyền thông qua sự mất bình tĩnh của các nhà đầu tư, dù hầu hết nhà đầu tư châu Á chỉ giống như những khán giả đang ngồi xem một vở kịch diễn ra ở tít bên kia bờ đại dương.

Các ngân hàng châu Á được trang bị tốt hơn ngân hàng các nơi khác trong việc giải quyết tình trạng căng thẳng tín dụng, do đã cải thiện rất nhiều công tác và hệ thống quản lý rủi ro sau khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998. Thậm chí còn có sự hợp tác giữa các chính phủ trong khu vực để quản lý.

Các bản quyết toán thường rất lạc quan nhờ sự tăng trưởng lành mạnh của nhu cầu tiêu dùng và hệ thống tiền tệ giá rẻ trong thị trường tiền tệ toàn cầu đã giúp các ngân hàng dễ xoay sở hơn. Jong-Wha Lee, Giám đốc Phòng hợp nhất kinh tế khu vực Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho rằng dù tâm trạng của nhà đầu tư có chiều hướng tăng lên cùng với sự sụp đổ của thị trường thứ cấp, nhưng “ADB không cho rằng xu hướng này sẽ khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường châu Á”.

Tuy nhiên, ADB cũng lưu ý sự công bố đầy đủ các khoản nợ xấu có thể vẫn còn bị che dấu, đặc biệt ở Thái Lan và Indonesia. Chỉ tính riêng Đông Á, khu vực kinh tế phát triển nhất châu lục, đã có 269 tỷ USD chảy vào từ nước ngoài trong năm 2006.

Mặt trái của điều này là khiến nhiều nền kinh tế dễ suy sụp một khi các loại quỹ bị rút trở ra, điều thường xảy ra khi có chấn động thị trường. Nhiều nguồn tiền mặt chảy vào trong năm 2006 được cho là đã đi vào các quỹ dự trữ ngoại tệ, nhưng bao nhiêu trong số đó sẽ quay trở lại các quỹ đầu tư dự phòng hay các quỹ tài chính khác, vẫn chưa rõ.

Việc này tạo ra tính thiếu minh bạch trong thị trường vốn ở châu Á. Một lo lắng khác đến từ việc nắm giữ các chứng khoán cho vay thế chấp (MBS) và các tổ chức nợ tập trung (CDO) của các ngân hàng và nhà môi giới bảo hiểm. Chỉ riêng các ngân hàng Nhật Bản nắm khoảng 8 tỷ USD chứng khoán liên quan thị trường thứ cấp.

Ở Bắc Kinh, ngân hàng Bank of China, nhà cho vay lớn thứ 2 ở Trung Quốc, được cho là có một số MBS ở các chi nhánh tại Hoa Kỳ. Các ngân hàng và nhà bảo  hiểm ở Singapore, Hồng Công và một số tập đoàn dịch vụ tài chính của lãnh thổ Đài Loan cũng có các đầu tư tương tự.

Tuy nhiên, S&P cho biết các khoản mất mát liên quan đến thị trường cho vay thứ cấp là “ít hoặc có thể quản lý được” và bản thân thị trường thứ cấp và tài chính Hoa Kỳ cũng không có nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn.

Một số nền kinh tế châu Á hiện đang được đánh giá cao về tính ổn định và khả năng chịu đựng sức ép từ bên ngoài. Đó là những nền kinh tế có khả năng thanh toán tiền mặt cao và ít phụ thuộc vào các quỹ nước ngoài.

Singapore và Hồng Công có thể hài lòng vì hầu hết nhu cầu tài chính của họ đều có thể đáp ứng bằng thị trường vốn nội địa và có các kế hoạch tài chính cẩn trọng. Malaysia sẽ được lợi từ các chính sách kiểm soát vốn được áp dụng từ năm 1997 để điều hòa dòng chảy vốn và là thị trường được ưa thích nhờ các chính sách kinh tế mạnh mẽ.

Trung Quốc cũng vậy, tích lũy ngoại tệ của nước này đã tăng lên 130% trong thập niên qua, đạt 1,1 nghìn tỷ USD, có thể chống chọi lại với mọi sức ép từ bên ngoài. Các quỹ đầu tư Trung Quốc tăng trưởng 7,44% trong tháng 7, là biểu hiện tốt nhất trong thị trường vốn toàn cầu.

Văn Cường

Tin cùng chuyên mục