Nhật Bản với pháp luật về môi trường

Nhật Bản là một trong những quốc gia có khung pháp lý rất đầy đủ về môi trường. Quốc gia này có hẳn một hệ thống tư pháp, thực thi luật môi trường được phân cấp rõ ràng từ trung ương đến địa phương. Theo đó, việc ban hành luật là do Nghị viện, Chính phủ, Bộ Môi trường là cơ quan thi hành còn chính quyền địa phương, cảnh sát tỉnh chỉ làm nhiệm vụ điều tra các hành vi vi phạm môi trường. Mọi vi phạm liên quan đến môi trường đều do tòa án xét xử.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có khung pháp lý rất đầy đủ về môi trường. Quốc gia này có hẳn một hệ thống tư pháp, thực thi luật môi trường được phân cấp rõ ràng từ trung ương đến địa phương. Theo đó, việc ban hành luật là do Nghị viện, Chính phủ, Bộ Môi trường là cơ quan thi hành còn chính quyền địa phương, cảnh sát tỉnh chỉ làm nhiệm vụ điều tra các hành vi vi phạm môi trường. Mọi vi phạm liên quan đến môi trường đều do tòa án xét xử.

Từ năm 1970, 14 luật môi trường ở Nhật Bản đã được ban hành và sửa đổi, trong đó, phải kể đến Luật Giải quyết tranh chấp môi trường (EDSL), đã bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, giảm thiểu gánh nặng cho nạn nhân môi trường trong việc đòi bồi thường thiệt hại.

Từ đó, một hệ thống các tổ chức giải quyết tranh chấp môi trường ở Nhật Bản đã được thành lập, đứng đầu là Ủy ban Điều phối tranh chấp môi trường (EDCC), rồi đến các Ủy ban Kiểm tra tình trạng ô nhiễm cấp tỉnh (PPECs). Các ủy ban này sẽ tiếp nhận các vụ kiện môi trường với các thủ tục như: Hòa giải, trung gian hòa giải, phân xử, xét xử trách nhiệm và xét xử nguyên nhân. Nhờ vậy, các tranh chấp môi trường đã được giải quyết nhanh chóng, đơn giản hóa và chính xác, đảm bảo được quyền lợi của người bị thiệt hại.

T.Như

Tin cùng chuyên mục