Nhiều hơn và ít hơn

Dân số trên thế giới theo dự báo của Liên hiệp quốc sẽ tăng lên 8 tỷ vào năm 2030 so với 6,5 tỷ năm 2005. Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và phức tạp làm diện tích gieo trồng các loại cây lương thực bị suy giảm, đặc biệt là sự khan hiếm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, môi trường sống bị đe dọa… Hiện nay, mỗi hécta đất nông nghiệp cung cấp thực phẩm cho hơn 4 người thay vì 2 người vào năm 1950, con số này sẽ lên trên 5 người vào năm 2030.

Dân số trên thế giới theo dự báo của Liên hiệp quốc sẽ tăng lên 8 tỷ vào năm 2030 so với 6,5 tỷ năm 2005. Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và phức tạp làm diện tích gieo trồng các loại cây lương thực bị suy giảm, đặc biệt là sự khan hiếm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, môi trường sống bị đe dọa… Hiện nay, mỗi hécta đất nông nghiệp cung cấp thực phẩm cho hơn 4 người thay vì 2 người vào năm 1950, con số này sẽ lên trên 5 người vào năm 2030.

Điều quan ngại khác khi một sản lượng ngày càng lớn cây trồng được sử dụng vào việc chế biến nhiên liệu sinh học như mía, khoai mì… thay vì dùng làm thực phẩm. Đó là những thách thức toàn cầu đối với việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những nước lấy nông nghiệp làm căn bản cho sự phát triển như Việt Nam.

Mới đây, trong chuyến công tác tại Singapore, các phóng viên Việt Nam tham dự ngày hội trình diễn cây trồng của Tập đoàn Syngenta ở Trung tâm Hội nghị và triển lãm quốc gia. Các chuyên gia giới thiệu những mô hình mẫu trên thực tế ở nhiều nước về các loại cây trồng chủ lực như lúa, bắp, đậu nành, lúa mì - lúa mạch, rau quả, củ cải đường, mía, hạt có dầu, các loại cây trồng đặc biệt (trái cây, cà phê, ca cao…), kể cả các loại cây cảnh quan.

Qua đó, để góp phần vào sự gia tăng năng suất trên nguồn tài nguyên suy giảm, Syngenta ứng dụng công nghệ tiên tiến để cung cấp những giải pháp tích hợp dựa trên đặc điểm sinh vật học, giúp người nông dân có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn và bền vững.

Điều đọng lại sau 9 lượt tham quan 9 loại cây trồng chủ lực đó là những thành tựu về công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cơ giới hóa, sau thu hoạch, thị trường… sẽ giảm mất ý nghĩa nếu thiếu sự kết hợp ngành bảo vệ thực vật, giống cây trồng và lĩnh vực xử lý hạt giống cũng như phát triển các giải pháp tích hợp dựa trên nền tảng từng loại cây trồng. Làm sao để người nông dân có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn mà ngay cả người tiêu dùng cũng cảm thấy hài lòng vì chất lượng sản phẩm trở nên an toàn, ngon hơn và hấp dẫn hơn.

Đó là chiến lược mà Syngenta – tập đoàn hàng đầu thế giới về giống cây trồng, bảo vệ thực vật và cùng một số tập đoàn nước ngoài khác tham gia vào chương trình liên kết công – tư của Chính phủ Việt Nam, đang triển khai ở một số nước, đặc biệt là những nước đang phát triển như Philippines, Ấn Độ, Bangladesh với những thành công ban đầu.

Cây trồng mà chúng tôi quan tâm nhiều là lúa. Loại cây lương thực được gieo trồng và con người sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Trung bình một người châu Á ăn khoảng 80kg lúa/năm. Trung Quốc là nước có diện tích lúa lớn nhất với khoảng 137 triệu ha, kế đến là Ấn Độ với 95 triệu ha, Indonesia 37 triệu ha, Việt Nam khoảng 25 triệu ha, Thái Lan khoảng 20 triệu ha…

Năng suất lúa Việt Nam vào mức trung bình, khoảng 5 tấn/ha/vụ, thấp hơn Trung Quốc 7 tấn/ha/vụ, ngang với Indonesia và cao hơn Thái Lan, Ấn Độ khoảng 3 tấn/ha/vụ. Nhưng cây lúa hiện đứng trước 3 thách thức lớn là: nguồn nước khan hiếm, sản lượng khó có sự tăng mạnh và công lao động ngày càng ít đi bởi lực lượng lao động trẻ có xu hướng rời bỏ vùng nông thôn hay lĩnh vực nông nghiệp để vào các thành phố lớn tìm việc làm hoặc tìm cách chuyển qua lĩnh vực khác.

Syngenta đưa ra giải pháp tích hợp cho loại cây trồng này gọi là TEGRA, thông qua việc sử dụng giống tốt, xử lý hạt giống trước khi gieo, gieo trên bạt và cấy lúa bằng máy theo từng mảng, giúp rút ngắn thời gian trên đồng ruộng nhờ đó tiết kiệm nguồn nước, cùng quy trình kỹ thuật thông qua các giải pháp bảo vệ thực vật để năng suất tăng lên 30%, mỗi vụ lợi nhuận tăng khoảng 270 USD/ha nên gia tăng thu nhập khoảng 150%.

Đây là những con số từ thực tế trên những cánh đồng lúa ứng dụng giải pháp tích hợp TEGRA ở Ấn Độ, Bangladesh. Dự án TEGRA đang thử nghiệm tại Tiền Giang, Long An và Cần Thơ của Việt Nam.

ĐĂNG LÃM

Tin cùng chuyên mục