Những cách hữu dụng để “tiễn” bệnh viêm xoang

Có hai điều chắc chắn khi bàn về bệnh viêm xoang. Trước hết, số bệnh nhân chắc chắn tiếp tục tăng vì môi trường không ngừng ô nhiễm và sức đề kháng liên tục bị đục khoét. Kế đến, tuy không thiếu thuốc kháng sinh, kháng viêm theo kiểu đánh nhanh đánh mạnh nhưng con đường từ viêm mũi dị ứng bước sang viêm xoang mãn tính vẫn càng lúc càng ngắn vì sức đề kháng của bệnh nhân bị đục khoét mỗi lần xoang viêm. Thực tế cho thấy bệnh đúng là có khi lùi nhưng thường chỉ lui vài bước rồi lại thừa cơ lấn tới với khuynh hướng càng lúc càng nhanh!
Những cách hữu dụng để “tiễn” bệnh viêm xoang

Có hai điều chắc chắn khi bàn về bệnh viêm xoang. Trước hết, số bệnh nhân chắc chắn tiếp tục tăng vì môi trường không ngừng ô nhiễm và sức đề kháng liên tục bị đục khoét. Kế đến, tuy không thiếu thuốc kháng sinh, kháng viêm theo kiểu đánh nhanh đánh mạnh nhưng con đường từ viêm mũi dị ứng bước sang viêm xoang mãn tính vẫn càng lúc càng ngắn vì sức đề kháng của bệnh nhân bị đục khoét mỗi lần xoang viêm. Thực tế cho thấy bệnh đúng là có khi lùi nhưng thường chỉ lui vài bước rồi lại thừa cơ lấn tới với khuynh hướng càng lúc càng nhanh!

Hỉ mũi mạnh có thể gây bất lợi cho xoang

Hỉ mũi mạnh có thể gây bất lợi cho xoang

Lý do rất đơn giản. Thuốc kháng sinh dù thuộc đời mới toanh nhưng nếu đàm nhớt đóng cứng trong xoang hơn keo dán sắt thì uống thuốc cho lắm cũng bằng không! Đáng tiếc vì nhiều người vẫn chưa biết thuốc quan trọng hàng đầu trong bệnh viêm xoang không là thuốc mà là nước! Thiếu nước thì niêm mạc khô, đàm nhớt khi đó khó thải vì khô cứng, bệnh nguyên từ vi khuẩn cho đến nấm mốc nhờ đó bình chân như vại trong đường hô hấp. Xoang nếu không viêm mới lạ. Người bệnh viêm xoang vì thế cần uống 2 lít, hay 3 lít nước trong ngày càng tốt. Nước lã cũng được, nước khoáng càng hay. Khéo hơn nữa nếu khoảng 1/3 lượng nước uống là trà cúc hoa, cam thảo, rau má, atixô hay râu bắp.

Bên cạnh chuyện pha loãng bằng nước, đừng quên một số biện pháp rất đơn giản để trợ lực cho thuốc như:

* Bổ sung tối thiểu 30mg kẽm trong vài ngày liên tục ngay khi ghi nhận dấu hiệu ngứa cổ, nhảy mũi, đau đầu … để nhờ kẽm hỗ trợ sức kháng bệnh.

* Xông hơi cổ họng và mũi bằng nước ấm pha tinh dầu cây thuốc có tác dụng vừa kháng viêm vừa long đàm như tràm, khuynh diệp, húng chanh, gừng… Về thời lượng, không cần lâu hơn 10 phút, buổi tối càng hay. Đừng quên uống ngay 300 - 500ml nước sau khi xông hơi để bù trừ lượng nước thất thoát do nước mắt, nước mũi dù không có gì thương tiếc vẫn đổ ra nhiều trong quá trình xông hơi.

* Ngâm chân bằng nước ấm hoặc hơ ấm lòng bàn chân bằng máy sấy tóc hay đèn hồng ngoại. Nên nhớ cảm giác lạnh ở lòng bàn chân là kích ứng gây co thắt toàn bộ mạch máu vùng hầu họng. Niêm mạc vùng xoang vì thế khó tránh thiếu máu. Hậu quả là hiện tượng viêm tấy dễ chiếm thế thượng phong mặc dầu nạn nhân tốn bộn tiền uống thuốc kháng sinh.

* Đừng hỉ mũi thật mạnh với ý định tống đàm nhớt vì chỉ tăng áp lực trong hầu họng và xoang khiến chất tiết bị đẩy ngược vào trong. Sẽ khéo hơn với động tác nhiều lần trong ngày dùng tay đẩy đầu mũi lên cao, để nước mũi dễ được bài tiết ra ngoài.

* Giới hạn việc dùng thuốc nhỏ mũi vì thuốc có thể có hiệu quả trước mắt nhưng sau đó càng dùng thuốc niêm mạc càng dễ khô. Thay vì dùng thuốc nên rữa mũi bằng nước muối sau một ngày tiếp xúc với bụi bậm.

Thêm một điều chắc chắn: Tuy đúng là khó tránh viêm xoang nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy người đã áp dụng các biện pháp nêu trên là người vừa không bị đau khổ quá thường vì viêm xoang, vừa ít phải dùng thuốc lâu ngày nếu gặp sao La Hầu chiếu ngay cung “xoang sàn”. Nếu không dứt nổi bệnh vì môi trường bên ngoài đua nhau ô nhiễm thì chỉ còn cách chuẩn bị trận địa bên trong, để bệnh nếu đến cứ đến nhưng rồi khoác áo ra đi cho sớm! 

Bác sĩ LƯƠNG LỄ HOÀNG
(Trung tâm Oxy cao áp, TPHCM)

Tin cùng chuyên mục