Những phát minh quan trọng cho ô tô từ đầu thế kỷ 21

Những phát minh quan trọng cho ô tô từ đầu thế kỷ 21

(Kỳ cuối)

Trang bị các thiết bị tiêu chuẩn an toàn

“An toàn cho tất cả mọi người”-đây là khẩu hiệu của Hãng Renault (Pháp) nhằm bảo vệ hành khách trong thế kỷ 21. Trong các vụ tai nạn ô tô, thuật ngữ “trượt dưới sàn” là đề cập tới hiện tượng hành khách trong xe bị trượt ra khỏi thắt lưng an toàn. Để hạn chế tình trạng trên, Hãng Renault đã phát minh loại túi khí chống trượt cùng các túi khí tự động bơm phồng lên để bảo vệ hành khách ghế sau.

Những phát minh quan trọng cho ô tô từ đầu thế kỷ 21 ảnh 1
Ảnh 2.

1. Túi khí thích ứng: Khi va chạm nhẹ xảy ra, sẽ có một thiết bị bơm 40-45 lít hơi vào túi khí trên. Nếu va đập mạnh, một thiết bị bơm thứ nhì nâng thể tích túi khí lên 60 lít để bảo vệ, che chắn hành khách giảm thiểu chấn thương. Túi khí thích ứng được thiết kế kết hợp với hai khóa tự động lắp trong thắt lưng an toàn. Cụ thể là, khi xảy ra va chạm ở tốc độ 20-25 km/giờ, khóa tự động siết thêm nấc trong thắt lưng an toàn, túi khí thể tích nhỏ phồng lên. Nếu va chạm ở tốc độ 40-45 km/giờ, khóa thứ nhì bật lên và ghì chặt hành khách trên ghế ngồi, giảm những chấn thương ở vùng cẳng và bàn chân. Đồng thời, túi khí bơm căng phồng giai đoạn hai còn để bảo vệ vùng ngực khỏi bị chấn thương (ảnh 1).

2. Các túi khí bên hông: Các túi khí bên hông phía trước là trang bị tiêu chuẩn an toàn cho ô tô ngày nay. Ngoài ra còn có các túi khí bên hông phía sau để giúp hành khách không bị đập đầu vào các cửa sổ bên hông hoặc cột ở mui xe.

3. Túi khí ghế sau: Các nhà sản xuất ô tô hiện đại ngày nay cũng đã nghiên cứu, ngay thắt lưng an toàn của ghế sau cũng trang bị một túi khí. Khi xảy ra va đập mạnh, một thiết bị bơm phồng túi khí để bảo vệ hành khách ngồi ở ghế phía sau được an toàn.

4. Hệ thống kiểm soát áp suất hơi các lốp xe: Hãng Renault và Michelin cùng hợp tác nghiên cứu đưa ra một hệ thống cho phép phát hiện ngay khi các lốp xe bị thiếu áp suất hơi- một trong những nguyên nhân gây ra nổ lốp chiếm tới 6% tai nạn giao thông.

5. Hệ thống mâm-lốp trọn gói (Pax System): Hãng Renault và Michelin đã nghiên cứu một bộ vành-lốp xe- gọi là hệ thống trọn gói. Với hệ thống này, cho phép xe tiếp tục chạy với tốc độ 80km/giờ trên quãng đường dài 200km khi lốp đang bị xẹp, hoặc bị nổ (ảnh 2).

Động cơ hỗn hợp và pin hydro

Để đối phó với sự thiếu hụt năng lượng dầu mỏ được báo trước, thời gian gần đây các nhà sản xuất ô tô đã tìm những giải pháp thay thế. Sau khi phát minh xe chạy bằng điện nhưng sau đó do những hạn chế của bình ắc quy các chuyên gia đã đặt ra hướng nghiên cứu vào động cơ hỗn hợp gồm một động cơ xăng “cặp” với một động cơ điện.

Theo các chuyên gia, sắp tới chắc chắn sẽ thuộc về động cơ pin hydro (“fuel cell’) sản xuất điện mà không thải ra chất độc hại. Theo đó, khi tiếp xúc với oxy hydro lỏng trữ ở -2560C sẽ sản xuất ra điện. Năng lượng tạo ra sau đó được chuyển đến các bình ắc quy và các động cơ điện với chất thải duy nhất là… nước.

Đây là một giải pháp hợp với môi trường, không mùi vị, êm và hiệu quả, xe có thể chạy xa 500km với tốc độ 120km/giờ. Toyota Prius là xe sử dụng động cơ hỗn hợp đầu tiên, được trang bị một hệ thống nạp lại bình ắc quy lúc đang chạy. Với hai động cơ, một điện và một xăng, hoạt động phối hợp hoặc riêng ra tùy theo tốc độ và sức đè lên bàn đạp tăng tốc.

Trong thành phố, xe chạy toàn bằng điện và chỉ chạy máy xăng (một động cơ 4 xy lanh 1,5 lít với 58 mã lực) khi trên đường trường. Toyota Prius được chọn là xe của năm 2005 và đánh dấu một giai đoạn quan trọng của tiến bộ khoa học công nghệ và ý thức bảo vệ môi trường cao.

TRẦN CỬU HƯNG

Tin, bài liên quan:

Kỳ 1.

Kỳ 2.

Tin cùng chuyên mục