Nông dân và tập đoàn

Hiện nay do thời tiết thất thường, hàng ngàn hécta lúa ở miền Trung đang đứng trước nguy cơ mất trắng, còn vựa lúa miền Nam đối mặt với nước mặn tràn đồng. Tuy nhiên, điều mà ai cũng thấy nông dân luôn bị thiệt. Mất mùa thiệt đã dành, được mùa cũng thiệt luôn, vì mất giá!

Hiện nay do thời tiết thất thường, hàng ngàn hécta lúa ở miền Trung đang đứng trước nguy cơ mất trắng, còn vựa lúa miền Nam đối mặt với nước mặn tràn đồng. Tuy nhiên, điều mà ai cũng thấy nông dân luôn bị thiệt. Mất mùa thiệt đã dành, được mùa cũng thiệt luôn, vì mất giá!

Trong khi đó, “xương sống” của nền kinh tế hiện nay được trao vào tay các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Vì thế nên phạm vi hoạt động của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty đã bao trùm mọi lĩnh vực, địa bàn được mở rộng đến tận nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ai cũng biết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi sinh ra phải thực hiện vai trò điều tiết thị trường, ổn định giá cả, nhất là trong điều kiện phải đối phó với những biến động về mùa màng, về cung - cầu hàng hóa và giá cả.

Như vậy, ai được, ai mất khi giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu “múa may, quay cuồng”? Rồi nữa vai trò ổn định thị trường của các tập đoàn, tổng công ty đang ở đâu? Bởi lẽ, giá không tăng bất ngờ, mà nhắm vào những thời điểm nhất định, như mặc định sẵn: đến hẹn lại lên. Trong khi đó, nguồn hàng không thiếu, thậm chí nông dân còn bị thương lái ép giá tại nguồn. Kết cuộc của những sự bất thường này đã mang lại món lợi khá lớn cho vài nhà đầu cơ. Còn đa số người tiêu dùng, nông dân bị móc túi một cách công khai.

Tất cả những chuyện khó hiểu trên chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, khi có ý kiến cho rằng thị trường nông sản VN do thương lái làm chủ? Bởi lẽ nếu các tập đoàn, tổng công ty làm chủ thị trường, giúp nông dân bao tiêu sản phẩm và cả đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, giống...) chắc chắn không xảy ra điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Nhiều nông dân cho rằng, nếu giá nông sản chỉ bị ép trên thương trường quốc tế còn có thể thông cảm, ở đây họ bị ép ngay trên “sân nhà”. 1 kg rau thương lái mua tại vườn chỉ có vài trăm đồng, nhưng khi ra đến chợ giá đã lên mười mấy ngàn đồng. 1 kg chôm chôm bán cho thương lái chỉ vài trăm đồng, nhưng khi đi mua phải “bấm bụng” trả cả chục ngàn đồng/kg... Thực sự, người nông dân thừa biết bị ép giá, nhưng khốn nỗi, nếu không bán cho thương lái thì mang nông sản đi đâu? Vì sao thương lái lại có đặc quyền làm giá như thế? Câu hỏi này đã bao năm qua vẫn chưa tìm được câu trả lời.

Chỉ biết rằng, kết quả giám sát của Quốc hội đã chỉ ra rằng, Tổng công ty Rau quả - nông sản thực hiện bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp thành viên không đúng các quy định của pháp luật. Trong quá trình bảo lãnh lại không thẩm định hiệu quả đầu tư và phương án trả nợ. Do vậy, khi “con” làm ăn thua lỗ, phá sản, “mẹ” phải dùng vốn nhà nước trả nợ thay. Rõ ràng, nông sản của nông dân khó “đứng” trên thị trường nếu được bảo bọc bởi một bộ “xương sống” như vậy

LỘC NAM

Tin cùng chuyên mục