“Các địa phương cần tranh thủ lấy nước ngọt từ nay đến ngày 7-2 và vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể và hạn chế tiêu thoát và kiểm soát mặn ở các hệ thống thủy lợi, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về”, là khuyến cáo mới nhất của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam liên quan đến tình hình nước mặn xâm nhập. Theo đó, với các diễn biến dòng chảy cập nhật về đồng bằng đến hiện nay, khả năng xảy ra hạn mặn lịch sử là rất lớn. Hiện Thủy điện Trung Quốc vẫn xả thấp, nguy cơ hạn mặn xâm nhập sâu trên đồng bằng trong nửa tháng 2 là rất lớn. Trong tuần qua, nước mặn 4‰ xâm nhập vào các cửa sông từ 34km(sông Cái Lớn) đến 77km (sông Vàm Cỏ Tây).

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định: Từ ngày 8 đến 16-2, nước mặn sẽ xuất hiện với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất. Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4 – 7km, trong đó, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây phạm vi ảnh hưởng từ 95 - 100km.

Các tin, bài viết khác
-
Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL
-
Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
Bạc Liêu: Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD
-
Đồng Tháp: Thành lập Hội ngành hàng sen
-
Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị
-
Liên kết nâng giá trị nông sản
-
An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan
-
IFC đầu tư 52 triệu USD sản xuất đàn heo gần 1 triệu con mỗi năm tại Việt Nam
-
Tan tác vựa cam Cao Phong