Nuôi tu hài thiệt hại hàng trăm tỷ đồng

* ĐBSCL: Người nuôi heo bỏ nghề hàng loạtTheo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), dịch bệnh đã làm chết toàn bộ tu hài nuôi của 650 hộ gia đình, tổng thiệt hại lên tới 200 tỷ đồng (chỉ riêng số tiền mua giống).

* ĐBSCL: Người nuôi heo bỏ nghề hàng loạt

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), dịch bệnh đã làm chết toàn bộ tu hài nuôi của 650 hộ gia đình, tổng thiệt hại lên tới 200 tỷ đồng (chỉ riêng số tiền mua giống).

Số tu hài trên được nông dân thả giống từ tháng 5-2011. Dự kiến đến tháng 7 năm nay sẽ thu hoạch. Tuy nhiên, từ tháng 3 trở lại đây, tình trạng tu hài chết xuất hiện ở hầu hết các lồng, bãi nuôi của các hộ gia đình.

Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy tu hài chết là do mắc nội ký sinh trùng Perkinsus Spp. Đây là loại bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, hiện tại chưa có giải pháp chữa trị hữu hiệu. Ngành nông nghiệp và huyện Vân Đồn đã khuyến cáo bà con nông dân và các doanh nghiệp tạm thời dừng nuôi tu hài 2 năm để đảm bảo môi trường chăn nuôi trên vịnh được trong sạch trở lại.

Năm 2011, người dân Vân Đồn đầu tư rất lớn vào việc nuôi tu hài, đến 60 triệu con giống, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Để có lượng con giống trên, người dân đã phải nhập giống từ rất nhiều vùng ở cả miền Bắc, Trung, Nam và thậm chí phải nhập từ Trung Quốc về.

* Trong khi đó, giá heo hơi ở các tỉnh ĐBSCL tiếp tục sụt giảm. Chiều 1-7, giá heo hơi chỉ còn khoảng 3,4 triệu đồng/tạ; giảm khoảng 1,6 - 1,8 triệu đồng/tạ so thời điểm quý 2-2011. Do heo bị mất giá, tiêu thụ khó khăn, cộng với bệnh tai xanh đang bùng phát trên diện rộng làm hàng loạt hộ chăn nuôi chán nản vì thua lỗ kéo dài dẫn đến bỏ nghề hàng loạt.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, đàn heo ở tỉnh từ 400.000 con nay còn dưới 200.000 con và kế hoạch giữ 300.000 con heo đang rất khó khăn. Tại Long An, đàn heo cũng giảm khoảng 50.000 - 70.000 con. Ở Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu… người nuôi heo cũng bỏ nghề khá nhiều vì càng nuôi càng lỗ. Trước tình hình trên, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) lo lắng, nguy cơ thiếu thịt heo trong thời gian tới là khó tránh khỏi.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), tình hình dịch bệnh trên tôm diễn ra nghiêm trọng. Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm bị thiệt hại ở các địa phương lên đến 39.000ha, làm mất trắng khoảng 5.500 tỷ đồng. Điều nghịch lý, tôm bị chết nhiều, sản lượng giảm khiến các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL thiếu tôm hoạt động. Thế nhưng giá tôm sú ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh… vẫn thấp.  

P. TRUNG - N. DUY - A. BÌNH

Tin cùng chuyên mục