Điều này xuất phát từ tổng thể bức tranh nền kinh tế: Đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong GDP nổi trội ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Hiệu quả sử dụng vốn và tỷ lệ lợi nhuận của khu vực này luôn ở thế vượt xa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước. Sau thời gian dài thực hiện tiến trình cải cách, nếu so doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với các nước khu vực ASEAN, ta vẫn đang ở nhóm có mức thâm dụng vốn cao nhất, năng suất sử dụng vốn thấp nhất. Về năng suất lao động, thời gian qua có sự cải thiện đáng kể nhưng so sánh tương quan bình diện chung, đến nay Việt Nam vẫn thấp, chỉ bằng 3,8% Singapore, 17,4% Malaysia, 36,6% Thái Lan, 51,8% Philippines...
Vậy phác đồ phát triển đối với tương lai Việt Nam ra sao? Không thể phủ nhận nước ta đã đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, hội nhập tích cực kinh tế toàn cầu... Tuy nhiên các nguy cơ cản trở sự phát triển vẫn hiển hiện: “Chưa giàu đã già”, “tụt hậu xa hơn”. Điều đáng nói là nước ta đã vượt qua mốc thu nhập thấp (dưới 1.025USD/người) để trở thành nước có thu nhập trung bình (từ 1.025 - 12.475USD/người) nhưng khó có thể tiếp tục vươn lên trở thành nước có thu nhập cao (trên 12.475USD/người). Và nếu không vượt qua được sẽ rơi vào trạng thái “sập bẫy thu nhập trung bình” trong dài hạn. Nguy cơ “sập bẫy” này bộc lộ các biểu hiện: Mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn và số lượng lao động rẻ và giản đơn, các yếu tố năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) chiếm tỷ trọng thấp. Đó là thực tế nền kinh tế nước ta so với các nước cả giai đoạn 2011 - 2015 và so với chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, kỹ thuật - công nghệ hiện đại của các nước phát triển.
Năm nay Chính phủ quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, vẫn là thấp so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020 phải đạt 6,5% - 7%/năm. Nhìn lại cả thời gian qua, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam bị chậm lại sau khi ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp. Nếu bình quân thời kỳ 1991 - 2007 GDP đạt 7,49%, thì giai đoạn 2008 - 2016 chỉ còn 5,15%. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng muốn thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn mới, nước ta cần xây dựng mô hình tăng trưởng phù hợp với xu thế hiện nay, đặc biệt cần tập trung vào chất lượng tăng trưởng. Với cái nhìn khách quan bên ngoài, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Liên hiệp quốc, Đại diện UNDP tại Việt Nam, nêu nhận xét: “Việt Nam cần khẩn trương thực hiện cải cách nhằm tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế trong các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả và có giá trị gia tăng cao hơn, tạo ra việc làm tốt cho người lao động. Cần mạnh mẽ cải cách thể chế trong lĩnh vực hành chính công, đầu tư công và cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước để giải quyết những tồn tại hiện nay trong nền kinh tế”.
Để có phác đồ tăng trưởng trong tương lai, những điểm yếu đã được chỉ rõ. Chính phủ đã đề ra chương trình hành động 3 nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần 5 khóa XII, gồm: Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 12 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề người dân, doanh nghiệp mong đợi là tính khả thi, hiệu quả thực tế của các chương trình này; thể hiện ở việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong công cuộc đầu tư phát triển. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là giảm tối đa tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chất lượng sản phẩm, một mặt hàng chỉ giao một đầu mối quản lý nhưng các thủ tục hành doanh nghiệp vẫn chưa được dẹp bỏ một cách căn bản. Tình trạng quản lý “bắt nhầm hơn bỏ sót”, tỏ rõ uy quyền “xin - cho” vẫn chưa được giải quyết, gây ra lực cản khá lớn trong kinh doanh, đầu tư.
Doanh nghiệp nội địa giữ vị trí nào trong nền kinh tế là vấn đề gây băn khoăn cho nhiều người. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính chung kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm nay đạt 173,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,2 tỷ USD, còn khu vực FDI lên đến 125,5 tỷ USD. Một con số kỷ lục khác vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) công bố: 10 tháng đầu năm nay vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt trên 28,2 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước; dự kiến cả năm có thể lên đến 30 tỷ USD. Vui mừng vì môi trường đầu tư nước ta có cải thiện, thu hút lớn dòng vốn FDI. “Đất lành chim đậu” nhưng ta sẽ ra sao? Lãnh đạo một tỉnh thu hút đầu tư lớn đã bày tỏ: Thu hút FDI giúp tỉnh nhà tăng thu ngân sách của tỉnh hàng chục lần so với trước, nhưng nhìn chung thấy không ổn: Nhà đầu tư nước ngoài nộp 1 tỷ đồng tiền thuế họ sẽ bỏ túi 4 tỷ đồng. Doanh nghiệp trong nước cũng vậy, nhưng 4 tỷ đồng vẫn còn ở Việt Nam, còn doanh nghiệp FDI sẽ mang về nước họ. Vì vậy chúng tôi đang có rất nhiều chính sách để ưu đãi, tạo điều kiện doanh nghiệp trong nước phát triển.
Sẽ là điều phi lý nếu ta phân biệt đối xử dòng vốn đầu tư nước ngoài. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là dòng chảy thế giới, không thể ngăn chặn. Điều quan trọng là làm sao nâng cao chất lượng nền kinh tế, nước ta đứng được vào chuỗi giá trị toàn cầu để cùng hưởng thành quả. Vì thế phác đồ phát triển cho tương lai Việt Nam là yêu cầu bức thiết, để không bị loại ra khỏi “cuộc chơi” chung.
Vậy phác đồ phát triển đối với tương lai Việt Nam ra sao? Không thể phủ nhận nước ta đã đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, hội nhập tích cực kinh tế toàn cầu... Tuy nhiên các nguy cơ cản trở sự phát triển vẫn hiển hiện: “Chưa giàu đã già”, “tụt hậu xa hơn”. Điều đáng nói là nước ta đã vượt qua mốc thu nhập thấp (dưới 1.025USD/người) để trở thành nước có thu nhập trung bình (từ 1.025 - 12.475USD/người) nhưng khó có thể tiếp tục vươn lên trở thành nước có thu nhập cao (trên 12.475USD/người). Và nếu không vượt qua được sẽ rơi vào trạng thái “sập bẫy thu nhập trung bình” trong dài hạn. Nguy cơ “sập bẫy” này bộc lộ các biểu hiện: Mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn và số lượng lao động rẻ và giản đơn, các yếu tố năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) chiếm tỷ trọng thấp. Đó là thực tế nền kinh tế nước ta so với các nước cả giai đoạn 2011 - 2015 và so với chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, kỹ thuật - công nghệ hiện đại của các nước phát triển.
Năm nay Chính phủ quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, vẫn là thấp so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020 phải đạt 6,5% - 7%/năm. Nhìn lại cả thời gian qua, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam bị chậm lại sau khi ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp. Nếu bình quân thời kỳ 1991 - 2007 GDP đạt 7,49%, thì giai đoạn 2008 - 2016 chỉ còn 5,15%. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng muốn thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn mới, nước ta cần xây dựng mô hình tăng trưởng phù hợp với xu thế hiện nay, đặc biệt cần tập trung vào chất lượng tăng trưởng. Với cái nhìn khách quan bên ngoài, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Liên hiệp quốc, Đại diện UNDP tại Việt Nam, nêu nhận xét: “Việt Nam cần khẩn trương thực hiện cải cách nhằm tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế trong các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả và có giá trị gia tăng cao hơn, tạo ra việc làm tốt cho người lao động. Cần mạnh mẽ cải cách thể chế trong lĩnh vực hành chính công, đầu tư công và cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước để giải quyết những tồn tại hiện nay trong nền kinh tế”.
Để có phác đồ tăng trưởng trong tương lai, những điểm yếu đã được chỉ rõ. Chính phủ đã đề ra chương trình hành động 3 nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần 5 khóa XII, gồm: Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 12 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề người dân, doanh nghiệp mong đợi là tính khả thi, hiệu quả thực tế của các chương trình này; thể hiện ở việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong công cuộc đầu tư phát triển. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là giảm tối đa tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chất lượng sản phẩm, một mặt hàng chỉ giao một đầu mối quản lý nhưng các thủ tục hành doanh nghiệp vẫn chưa được dẹp bỏ một cách căn bản. Tình trạng quản lý “bắt nhầm hơn bỏ sót”, tỏ rõ uy quyền “xin - cho” vẫn chưa được giải quyết, gây ra lực cản khá lớn trong kinh doanh, đầu tư.
Doanh nghiệp nội địa giữ vị trí nào trong nền kinh tế là vấn đề gây băn khoăn cho nhiều người. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính chung kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm nay đạt 173,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,2 tỷ USD, còn khu vực FDI lên đến 125,5 tỷ USD. Một con số kỷ lục khác vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) công bố: 10 tháng đầu năm nay vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt trên 28,2 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước; dự kiến cả năm có thể lên đến 30 tỷ USD. Vui mừng vì môi trường đầu tư nước ta có cải thiện, thu hút lớn dòng vốn FDI. “Đất lành chim đậu” nhưng ta sẽ ra sao? Lãnh đạo một tỉnh thu hút đầu tư lớn đã bày tỏ: Thu hút FDI giúp tỉnh nhà tăng thu ngân sách của tỉnh hàng chục lần so với trước, nhưng nhìn chung thấy không ổn: Nhà đầu tư nước ngoài nộp 1 tỷ đồng tiền thuế họ sẽ bỏ túi 4 tỷ đồng. Doanh nghiệp trong nước cũng vậy, nhưng 4 tỷ đồng vẫn còn ở Việt Nam, còn doanh nghiệp FDI sẽ mang về nước họ. Vì vậy chúng tôi đang có rất nhiều chính sách để ưu đãi, tạo điều kiện doanh nghiệp trong nước phát triển.
Sẽ là điều phi lý nếu ta phân biệt đối xử dòng vốn đầu tư nước ngoài. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là dòng chảy thế giới, không thể ngăn chặn. Điều quan trọng là làm sao nâng cao chất lượng nền kinh tế, nước ta đứng được vào chuỗi giá trị toàn cầu để cùng hưởng thành quả. Vì thế phác đồ phát triển cho tương lai Việt Nam là yêu cầu bức thiết, để không bị loại ra khỏi “cuộc chơi” chung.