Theo nội dung ký kết, các đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch phối hợp trao đổi thông tin, giải quyết các vấn đề liên quan đến công nhân lao động cũng như đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn giáp ranh; kịp thời thông tin và phối hợp chặt chẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể không xuất phát từ quan hệ lao động trên địa bàn giáp ranh. Xác định rõ trách nhiệm phối hợp giữa 5 LĐLĐ tỉnh, TP trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp công đoàn nhằm ổn định việc làm cho người lao động, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được thông suốt, đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công nhân lao động, giúp người lao động an tâm làm việc, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, TP.
Thông tin từ LĐLĐ TPHCM, thời gian trên địa bàn TPHCM và các tỉnh giáp ranh đã xảy ra 186 vụ đình công, ngừng việc tập thể trái quy định pháp luật với hơn 120.500 công nhân tham gia. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tranh chấp hợp đồng lao động, tiền lương, tiền ăn giữa ca, phụ cấp thâm niên…