Phòng chống sâu keo - xuống giống và phòng trừ đồng loạt

Đây là loại sâu mới, nguy hại, thời gian đẻ trứng dài, sinh trưởng phát triển phức tạp, các lứa tuổi sâu liên tiếp trong khi điều kiện canh tác của nông dân mỗi nhà một thời vụ khác nhau tạo nguồn thức ăn cho sâu, vì thế việc phòng trừ gặp khó khăn...

Tại hội nghị phòng chống sâu keo mùa thu do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, đây là loại sâu mới, nguy hại, thời gian đẻ trứng dài, sinh trưởng phát triển phức tạp, các lứa tuổi sâu liên tiếp trong khi điều kiện canh tác của nông dân mỗi nhà một thời vụ khác nhau tạo nguồn thức ăn cho sâu, vì thế việc phòng trừ gặp khó khăn.

Các địa phương không chủ quan cũng không hoảng sợ vì có nhiều giải pháp hiệu quả, như sử dụng giống kháng sâu tại huyện Mộc Châu. Cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con về tác hại của sâu cũng như các giải pháp phòng trừ hiệu quả. Triển khai đồng bộ các giải pháp theo hướng dẫn cơ quan chuyên ngành, cái tốt hiệu quả cần đưa vào ngay, quy trình có thể thay đổi nếu cần để phù hợp tình hình.

Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ sớm; ứng dụng biện pháp bẫy bả sinh học; vận động bà con xuống giống và phòng trừ đồng loạt; sử dụng giống kháng sâu như DK 6919S, DK 9955S... Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục thử nghiệm biện pháp diệt trừ hiệu quả để phổ biến. Theo báo cáo của Cục BVTV, đến cuối tháng 7, cả nước có 16.466ha ngô hè thu bị nhiễm sâu keo mùa thu, trong đó có 2.740ha bị nhiễm nặng. 

Tin cùng chuyên mục