Phim hoạt hình chuyện dân gian Tây Java về anh hùng Lutung Kasarung, được phát triển dưới sự giám sát của giảng viên Aisyah Putri Mayangsari.
“Chúng tôi đã sửa đổi câu chuyện dân gian bằng cách kể về cuộc phiêu lưu của người hùng trong việc giải phóng “Vương quốc Kopid” khỏi dịch Covid-19. Hy vọng rằng trẻ em sẽ quan tâm hơn đến việc tìm hiểu cũng như xử lý thông điệp về Covid-19 qua video này”, Nabila nói trong một tuyên bố.
Nabila cho biết, thông qua các hình ảnh chứa thông tin liên quan đến Covid-19, chẳng hạn như, cách thức lây truyền, cách phát hiện bệnh, cũng như các biện pháp phòng chống lây truyền. Bên cạnh việc phát phim hoạt hình thông qua các nền tảng ảo, nhóm còn tạo ra các câu đố tương tác để kiểm tra mức độ hấp thụ thông tin của học sinh, sau đó là bài kiểm tra để xem hiệu quả.
“Chúng tôi hy vọng trẻ có thể áp dụng thông tin chúng nhận được cũng như trở thành tác nhân để giáo dục gia đình và bạn bè của chúng về cách ngăn ngừa Covid-19”, Nabila nói thêm.
Aisyah, giảng viên tại khoa Hành vi công cộng của FKM UI, cho biết, bộ phim hoạt hình chứa đựng những thông điệp tích cực để giáo dục trẻ em đồng thời mang tính giải trí. Tính đến năm 2020, Indonesia có 69,32 triệu công dân từ 5 đến 19 tuổi, chiếm 26% dân số. Con số này đã truyền cảm hứng cho nhóm dịch vụ cộng đồng FKM UI để trực tiếp quảng bá các biện pháp phòng ngừa Covid-19 cho học sinh.
“Chúng tôi cũng quan sát thấy rằng, không có nhiều thông báo về dịch vụ công liên quan đến Covid-19 dành cho trẻ em, mặc dù giáo dục sức khỏe là chìa khóa để giảm lây truyền virus” Aisyah nói.
Thời gian qua, một số tổ chức nhân đạo quốc tế đã thực hiện các chương trình giáo dục sức khỏe độc lập cho người dân sống ở các quận Karet Kuningan và Kalibata ở Nam Jakarta và Dukuh ở Đông Jakarta. Họ đã tiến hành các chương trình với sự hợp tác của cộng đồng các tình nguyện viên địa phương.
Chương trình chỉ ra rằng sau 5 tháng, nhiều người vẫn có mức độ hiểu biết khác nhau về căn bệnh này, Deddy Darmawan, một chuyên gia xúc tiến vệ sinh thuộc Trung tâm Hồi giáo Cứu trợ Indonesia, đồng thời là thành viên chi nhánh Jakarta của Chuyên gia Y tế Công cộng Indonesia (IAKMI) nói với The Jakarta Post rằng, dù đã biết về căn bệnh này nhưng nhiều người vẫn e ngại khi nhận thông tin từ điều hành viên.
“Do đó, chúng tôi cố gắng chỉ dẫn họ bằng cách đưa ra những ví dụ liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Thay đổi hành vi cần thời gian, nhưng ít nhất việc đánh giá sẽ giúp mọi người nhớ và thực hành thông điệp được truyền tải”, Deddy Darmawan bày tỏ.
Một tình nguyện viên địa phương trong chương trình là Tince Sudartini, nói với The Jakarta Post rằng cô quan sát thấy một số người hàng xóm nhận thức rõ hơn về căn bệnh này sau chuyến thăm của cô và bày tỏ hy vọng mọi người sẽ thực hiện các quy trình chăm sóc sức khỏe tích cực.