Phong trào thi đua - khen thưởng: Nhẹ gieo, nặng gặt

Bác Hồ nói: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là gặt hái”. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, hiện nay không ít các cơ quan đơn vị, bộ ngành đều chú trọng đến việc gặt thành tích mà lơ là việc gieo hạt thi đua. Đó là một trong những vấn đề đúc kết sau buổi tọa đàm “Về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngày càng thiết thực hơn” do Ban Thi đua - Khen thưởng TPHCM phối hợp với Báo SGGP tổ chức ngày 16-3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua -Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà; Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng TPHCM Nguyễn Thị Như Thủy; Tổng Biên tập Báo SGGP Trần Thế Tuyển.
Phong trào thi đua - khen thưởng: Nhẹ gieo, nặng gặt

Bác Hồ nói: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là gặt hái”. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, hiện nay không ít các cơ quan đơn vị, bộ ngành đều chú trọng đến việc gặt thành tích mà lơ là việc gieo hạt thi đua. Đó là một trong những vấn đề đúc kết sau buổi tọa đàm “Về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngày càng thiết thực hơn” do Ban Thi đua - Khen thưởng TPHCM phối hợp với Báo SGGP tổ chức ngày 16-3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua -Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà; Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng TPHCM Nguyễn Thị Như Thủy; Tổng Biên tập Báo SGGP Trần Thế Tuyển.

Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: HOÀNG ANH THƯ

Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: HOÀNG ANH THƯ

Không xin, sao được thưởng!
 
Ông Đoàn Kim Triết (Liên hiệp Các Hội Khoa học và kỹ thuật TPHCM) bức xúc: Trong vòng 7 năm, tôi đã 3 lần đề xuất trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 cho một nhà khoa học có công trình nghiên cứu đóng góp cho sự phát triển của TP. Đến năm 2008, khi hồ sơ được gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương tôi mới nhận được câu trả lời: Không thể trao huân chương cho nhà khoa học này vì không có kết quả bình bầu thi đua của đơn vị! “Tới nước này tôi phải chịu thua. Nhà khoa học ấy đã hơn 60 tuổi, về hưu rồi làm sao được bình bầu danh hiệu Chiến sĩ thi đua nữa?”, ông Triết nói.
 
Ông Triết phát biểu: “Chính cách làm máy móc, tắc trách của những người làm công tác thi đua đã khiến cho nhiều nhà khoa học không được khen thưởng dù họ có rất nhiều đóng góp. Chuyện thuyết phục các nhà khoa học viết đơn, làm hồ sơ “xin” giải thưởng càng khó vì bản thân họ không muốn nói nhiều về mình. Để hoàn tất hồ sơ “xin” được bằng khen của TP hay của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cũng không rõ phải làm như thế nào bởi ngay chính những người làm công tác thi đua ở cơ sở cũng không hiểu hết quy trình đề nghị khen thưởng”.

Một vấn đề khác được nhiều đại biểu dự tọa đàm quan tâm là việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và người lao động làm việc trong các đơn vị này hầu như đứng ngoài “cuộc chơi” khen thưởng và thi đua. Ông Nguyễn Đức Điền (Hội Doanh nghiệp trẻ TP) dẫn chứng: Tôi biết có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh hàng chục năm nay đóng góp rất nhiều cho xã hội nhưng không nhận được bất cứ một giải thưởng, danh hiệu nào. Công ty nào có tham gia hiệp hội này, hiệp hội nọ thì còn được đề xuất. Còn không thì chẳng biết đường nào mà “tìm tới” các giải thưởng.
 
Trước những bức xúc của các đại biểu, bà Trần Thị Hà cho rằng việc một số cán bộ thiếu linh động, chưa hiểu Luật Thi đua - Khen thưởng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Bà Hà cho biết, luật có quy định việc khen thưởng đột xuất cho các nhà khoa học có công trình nghiên cứu mà không cần phải có kết quả bình xét thi đua và khẳng định trong thực tế nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đã được phong tặng danh hiệu anh hùng.

“Danh hiệu cao như vậy còn trao được, làm sao có chuyện không thể trao các danh hiệu thấp hơn. Không có văn bản hay quy định nào hạn chế quyền được tham gia phong trào thi đua của cá nhân hay tổ chức không làm trong cơ quan nhà nước”, bà Trần Thị Hà khẳng định.
 
Khen thưởng: Chiến sĩ ít, lãnh đạo nhiều!
 
“Năm nào cũng vậy, hễ đến đợt bình xét thi đua là Bí thư Quận ủy quận 6 lại nhường danh hiệu thi đua cho cấp dưới. Vì thế, đến nay anh vẫn chưa được nhận bất cứ một danh hiệu thi đua nào dù luôn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ” - câu chuyện của Chủ tịch UBND quận 6 Trần Thị Thu Vân khiến nhiều đại biểu chú ý.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chánh văn phòng Sở Ngoại vụ TPHCM không đồng tình: “Có thể có một số lãnh đạo từ chối nhận khen thưởng nhưng cũng có một thực tế đang tồn tại ở nhiều đơn vị là lãnh đạo luôn là đối tượng được khen!”.

Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo tiếp lời: “Đúng là có tình trạng chúng ta phát động phong trào, đề ra danh hiệu Chiến sĩ thi đua nhưng kết quả chiến sĩ thì ít mà lãnh đạo thì nhiều. Thành tích bề nổi, ai cũng nhìn thấy thì được khen, còn những người lao động đang miệt mài đóng góp thầm lặng, bản thân họ cũng không đòi hỏi được thưởng thì ai sẽ là người đứng ra tôn vinh họ? Nguyên nhân có phải do nhận thức, do sự nể nang hay chúng ta vẫn còn quá quan liêu?
 

Những người trực tiếp lao động sản xuất rất cần được quan tâm, động viên và khen thưởng đúng mức để phát huy sức sáng tạo. Ảnh: CAO THĂNG

Những người trực tiếp lao động sản xuất rất cần được quan tâm, động viên và khen thưởng đúng mức để phát huy sức sáng tạo. Ảnh: CAO THĂNG

Phó Chủ tịch UBND quận 7 Nguyễn Thanh Triều lý giải: “Khi bình bầu Chiến sĩ thi đua, lãnh đạo thế nào cũng được nhiều phiếu hơn nhân viên. Do tỷ lệ được bầu chọn luôn bị khống chế nên danh hiệu thi đua khó lòng mà đến tay người lao động. Ngay cả chuyện phân tích chất lượng cơ sở Đảng, tỷ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không được quá 15%. Với tỷ lệ như thế, trong khi hai ông bí thư, phó bí thư không thể “thoát” khỏi chuyện được bình bầu xuất sắc đương nhiên danh hiệu đó làm sao tới tay các đảng viên?”.

Ông Triều đề xuất: Thà đề ra một cái chuẩn thật khó, còn hơn là khống chế tỷ lệ rồi triệt tiêu động lực phấn đấu của cá nhân. Về đề xuất này, bà Trần Thị Hà cho biết: Vừa qua, Bộ Tư pháp đã đề xuất bãi bỏ chuyện khống chế tỷ lệ khen thưởng trong mỗi đơn vị. Thế nhưng, có đến 74/97 bộ, ngành đề nghị nên tiếp tục khống chế tỷ lệ này!
 
Vẫn còn “loạn thưởng, chạy khen

Bức xúc trước tình trạng “loạn” giải thưởng hiện nay, ông Nguyễn Đức Điền, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP phản ảnh: “Gần đây nhất là giải thưởng Cúp vàng hội nhập quốc tế mà Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế hợp tác với Công ty Truyền thông Việt tổ chức. Việc đại diện ủy ban này gửi thư mời, vận động DN tham dự như vậy sẽ làm giảm giá trị giải thưởng. Không thể chấp nhận chuyện một doanh nghiệp lại có quyền bình chọn, xét thưởng cho một DN khác được”.

Ông Điền còn “sưu tầm” danh sách các loại giải thưởng trên địa bàn TP dành riêng cho DN, doanh nhân và trao lại cho Chủ tịch HĐND TP để… nghiên cứu! Ông cho biết có nhiều giải thưởng nghe khá lạ: Giải thưởng nhãn hiệu cạnh tranh - Nổi tiếng quốc gia, Giải thưởng Báo cáo thường niên, Siêu cúp Thương hiệu nổi tiếng, Cúp vàng Doanh nhân văn hóa…

Sau khi nhận bảng thống kê danh sách từ ông Điền, Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo cũng cho biết thêm cả nước thống kê có đến hơn 100 giải thưởng gần giống như vậy!

Ngoài ra, vấn đề “mua” giải thưởng, bằng khen cũng được một số đại biểu phản ánh. Một số đại biểu cho rằng không ai thừa nhận chuyện mua bằng hay giải thưởng nhưng phải biết cách và biết gõ đúng cửa thì mới hiệu quả.

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo cũng nhìn nhận hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng “mua” bằng khen, giải thưởng. Đây là việc cần sớm chấn chỉnh nghiêm túc để phong trào thi đua có thực chất và hiệu quả hơn.

M.TÚ – M.HƯƠNG – H.HIỆP

Tin cùng chuyên mục