Đặc biệt, trong Châu bản có ghi rõ giờ tế là đầu khắc canh 5. Vì thế năm nay lễ tế đàn Âm hồn được phục dựng bài bản với các nghi lễ chính theo nghi thức thời nhà Nguyễn dưới triều vua Duy Tân. Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, làm chủ lễ tế.
Đàn Âm hồn xây dựng năm 1895 dưới triều vua Thành Thái và hàng năm được triều đình nhà Nguyễn tổ chức quốc lễ, để tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ trận vong trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế ngày 23-5 năm Ất Dậu (tức ngày 5-7-1885). Năm 2013, đàn Âm hồn được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Từ sau năm 1945, hàng năm nghi lễ tế Âm hồn được Phổ Phước Lợi, một tổ chức tế lễ “phi nhà nước”, gồm hơn 100 gia đình thành viên thuộc các phường nội thành và TP Huế tổ chức. Đây là lần đầu tiên lễ tế Âm hồn được tổ chức một cách quy mô theo đúng nghi thức của triều Nguyễn được ghi trong châu bản thời Duy Tân (1909).
Đàn Âm hồn xây dựng năm 1895 dưới triều vua Thành Thái và hàng năm được triều đình nhà Nguyễn tổ chức quốc lễ, để tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ trận vong trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế ngày 23-5 năm Ất Dậu (tức ngày 5-7-1885). Năm 2013, đàn Âm hồn được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Từ sau năm 1945, hàng năm nghi lễ tế Âm hồn được Phổ Phước Lợi, một tổ chức tế lễ “phi nhà nước”, gồm hơn 100 gia đình thành viên thuộc các phường nội thành và TP Huế tổ chức. Đây là lần đầu tiên lễ tế Âm hồn được tổ chức một cách quy mô theo đúng nghi thức của triều Nguyễn được ghi trong châu bản thời Duy Tân (1909).