Đây là kết quả của hơn 5 năm nỗ lực đàm phán giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và MAFF cùng nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các đối tượng kiểm dịch thực vật của Nhật Bản có khả năng đi theo quả vải thiều của Việt Nam.
Các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bao gồm: quả vải thiều phải được trồng tại các vườn được Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản; lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục BVTV và MAFF công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian hai giờ dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản; các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục BVTV cấp.
Cục BVTV sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở xử lý khẩn trương hoàn tất các công việc chuẩn bị, tìm kiếm đối tác nhập khẩu để sớm xuất khẩu lô quả vải thiều tươi đầu tiên sang Nhật Bản trong vụ vải năm 2020.
Các tin, bài viết khác
-
Quảng Ngãi: Trồng hoa tết trong lòng thành phố
-
Ngư dân Hà Tĩnh trúng mẻ cá chim vây vàng khoảng 600 triệu đồng
-
Nắng lên, nông dân tranh thủ xuống đồng
-
TPHCM - Lâm Đồng liên kết chuẩn bị rau, hoa cung ứng tết
-
Việt Nam sắp có vaccine dịch tả heo châu Phi
-
Công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn nhận chứng chỉ trồng rừng bền vững
-
Giám sát mã số vùng trồng nông sản xuất khẩu
-
Nông sản Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
-
Khôi phục vườn sầu riêng đặc sản
-
499 ha lúa đông xuân ở Quảng Ngãi bị ốc bươu vàng phá hoại