Quản lý chất lượng nông nghiệp qua trung tâm cung ứng hiện đại

Theo Bộ NN-PTNT, giai đoạn 2020-2025, bộ sẽ hoàn thiện khung cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư vào trung tâm cung ứng nông sản hiện đại. 

Theo Đề án Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại, giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn năm 2045 của Bộ NN-PTNT, đến giai đoạn 2020-2025, Việt Nam sẽ có từ 2-3 trung tâm cung ứng nông sản hiện đại; 2-3 trung tâm thu mua nông sản và thủy sản; 2 trung tâm cung ứng nông sản đường biên; khoảng 20 chợ an toàn thực phẩm cấp xã kết nối với hệ thống trung tâm cung ứng hướng đến nông sản sản xuất theo chuỗi, cung ứng và phân phối có hiệu quả.

Theo đó, trung tâm cung ứng nông sản sẽ gắn với các sàn giao dịch trở thành kênh kết nối sản xuất với phân phối và tiêu dùng nông sản, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, kiểm soát dịch bệnh và phát triển thương mại. Hiện nay, mạng lưới chợ đầu mối nông sản và các trung tâm giao dịch hàng hóa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như chưa có tính hệ thống gắn với vùng sản xuất nguyên liệu trọng điểm, để vừa thúc đẩy sản xuất nhằm giảm chi phí qua các khâu trung gian vừa nâng cao thu nhập cho nông dân. Nguyên nhân là do hệ thống cơ chế, chính sách để hỗ trợ thúc đẩy phát triển còn thiếu, nhất là cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư và quản lý theo hình thức xã hội hóa.

Theo Bộ NN-PTNT, giai đoạn 2020-2025, bộ sẽ hoàn thiện khung cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư vào trung tâm cung ứng nông sản hiện đại. Giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn 2045, bộ đánh giá kết quả thực hiện thí điểm các mô hình của hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại để triển khai nhân rộng, từng bước phát triển kết nối giữa hệ thống trung tâm với một số hệ thống thương mại nông sản trên thế giới nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và kiểm soát chất lượng xuất nhập khẩu hàng nông sản.

Tin cùng chuyên mục