Quảng Ngãi: Dịch bệnh ở động vật trên cạn có thể phát sinh, lây lan vào cuối năm

Các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò, dịch tả heo Châu Phi, cúm gia cầm A/H5N1, lở mồm long móng… trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tuy đã qua 21 ngày nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan nhanh ở phạm vi rộng.

Ngày 3-11, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục ở Quảng Ngãi được tiêu hủy

Trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục ở Quảng Ngãi được tiêu hủy

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Quảng Ngãi các loại dịch bệnh động vật trên cạn tuy có giảm nhưng vẫn xảy ra tại một số địa phương như bệnh viêm da nổi cục trâu bò đã xảy ra ở 274 cơ sở với 304 con bê mắc bệnh, chết và tiêu hủy 70 con; bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra ở 19 cơ sở với 253 con mắc bệnh, bắt buộc tiêu hủy; bệnh cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra ở 2 cơ sở với tổng đàn 3.200 con mắc bệnh, bắt buộc tiêu hủy; bệnh lở mồm long móng xảy ra 24 cơ sở với 65 con bò và 2 con heo mắc bệnh.

Theo nhận định, tuy các ổ dịch đã qua 21 ngày nhưng nguy cơ các loại dịch bệnh phát sinh và lây lan nhanh ở phạm vi rộng là rất cao, nhất là tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Điều này gây tổn thất lớn về kinh tế, phát triển chăn nuôi, ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh, chủ động kiểm soát kịp thời, có hiệu quả các loại dịch bệnh động vật trên cạn. Trong đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thống kê chính xác tổng đàn, số lượng vật nuôi, khuyến cáo sử dụng vaccine để tổ chức triển khai tiêm phòng, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung tại các địa phương đã, đang có dịch, nguy cơ cao, đàn vật nuôi đã được tiêm nhưng đã hết và sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm đạt tối thiểu 80% tổng đàn vật nuôi tại thời điểm tiêm phòng và tiến hành tháng tổng vệ sinh sát trùng, tiêu độc…

Tin cùng chuyên mục